Phân Biệt Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính Với Cơ Quan Thanh Tra Chuyên Ngành
luatapollo
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2022
-
1. Khác biệt về định nghĩa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
- 1. Định nghĩa cơ quan thanh tra hành chính
- 2. Định nghĩa cơ quan thanh tra chuyên ngành
-
2. Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra, thẩm quyền ra quyết định thanh tra
- 1. Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra hành chính
- 2. Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành
- 3. Địa vị pháp lý
- 4. Nhiệm vụ
-
5. Đối tượng thanh tra
- 1. Hoạt động thanh tra hành chính
- 6. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khác biệt về định nghĩa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành
Định nghĩa cơ quan thanh tra hành chính
Theo khoản 2 Điều 3 Luật thanh tra 2010 quy định: Thanh tra hành chính “là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao”. Do đó, hoạt động thanh tra hành chính xuất hiện trong hoạt động quản lý của cả hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền chung lẫn cơ quan có thẩm quyền chuyên môn.
Định nghĩa cơ quan thanh tra chuyên ngành
Theo khoản 3 Điều 3 Luật thanh tra 2010 quy định: Thanh tra chuyên ngành “là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó”. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra nhà nước mang tính chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực nhất định.
Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra, thẩm quyền ra quyết định thanh tra
Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra hành chính
Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra hành chính bao gồm tất cả các cơ quan thanh tra thực hiện như: thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ, thanh tra Tỉnh, thanh tra Sở và thanh tra Huyện. Mặt khác, mỗi cơ quan thanh tra lại có thẩm quyền riêng của mình về việc ra quyết định thanh tra đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo
Điều 43 Luật Thanh tra 2010 quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính như sau: “1. Hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra; 2. Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra…” Theo đó, việc xác định người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, còn Đoàn Thanh tra được thành lập để thực hiện quyết định thanh tra. Đoàn thanh tra ở đây gồm có Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên và các thành viên khác.
Về quyền hạn của các cơ quan thanh tra về thẩm quyền riêng của mình đối với hoạt động thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐCP đã quy định một cách rõ ràng hơn về thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính tại các Điều 19, 20 Nghị định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch và ra quyết định thanh tra đột xuất.
Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành
Chủ thể tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành do cơ quan thanh tra trong các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Theo Điều 51 Luật Thanh tra 2010 quy định thẩm quyền ra quyết định ra quyết định thanh tra chuyên ngành do Chánh thanh tra Bộ, Chánh thanh tra Sở, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Sau khi ra quyết định thanh tra sẽ thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra. Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Giam đốc Sở ra quyết định thanh tra theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 07 năm 2012. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đột xuất cũng được ghi nhận trong Điều 15 Nghị định này.
Có thể thấy, chủ thể của hoạt động thanh tra hành chính rộng hơn chủ thể của hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Địa vị pháp lý
Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính ở Trung ương anh có vị trí là cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan ngang Bộ); ở cấp tỉnh, huyện cơ quan thanh tra là cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện công tác thanh tra.
Cơ quan thanh tra theo ngành là bộ phận của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn hoặc là bộ phận của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
Nhiệm vụ
Các cơ quan thanh tra hành chính thực hiện hoạt động thanh tra hành chính mà không thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thanh tra chuyên ngành vừa tiến hành thanh tra hành chính vừa tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Đối tượng thanh tra
Hoạt động thanh tra hành chính
Đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính theo khoản 2 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 là cá nhân, tổ chức, cơ quan có mối quan hệ về tổ chức với cơ quan quản lý. Đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính phải là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Hoạt động thanh tra hành chính hướng vào việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ cũng như hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Theo đó, đối tượng của thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra Ví dụ: Theo thống kê trong 9 tháng năm 2020, các cơ quan hành chính của thành phố triển khai 268 cuộc thanh tra, đã kết luận 192 cuộc. Trong đó, nội dung tập trung vào thanh tra trách nhiệm của các đơn vị trong thực hiện công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như: Quy hoạch, sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng; tài chính, tài sản công; việc thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng… Đây là những đối tượng của thanh tra hành chính. [1] 1.5.2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành.
Đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành theo khoản 3 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 là tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thực hiện hoạt động thuộc thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực, chuyên môn. Theo đó, đối tượng thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn-kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Ví dụ: Tháng 3/2020 doanh nghiệp A bị thanh tra sở Y tế tỉnh H tiến hành thanh tra về an toàn thực phẩm. Ngày 10/4/2020 doanh nghiệp A nhận được kết luận thanh tra trong đó ghi rõ doanh nghiệp A chưa tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là đối tượng của thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, ta thấy đối tượng của hoạt động thanh tra hành chính chỉ là cá nhân, tổ chức, cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý. Còn đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành là tất cả cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thanh tra hành chính không có thẩm quyền xử phạt hành chính. Ngược lại, thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, ví dụ như quy định tại Điều 41 Nghị định 134/2013/NĐ-CP.
>>> Xem thêm: Đánh Giá Quy Định Pháp Luật Về Tổ Chức Thanh Tra Chuyên Ngành
Danh mục tham khảo:
[1] Xem Phạm Hiệp (2020), “Thanh tra thành phố Hà Nội phát hiện vi phạm 21,23 tỉ đồng”, Hà Nội Mới: https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/981064/thanh-tra-thanh-pho-ha-noi-phat-hien-vi-pham-2123-ty-dong .
Bài viết liên quan
luatapollo
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2022
luatapollo
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2022
luatapollo
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2022
luatapollo
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2022
luatapollo
Thứ Tư, 16 Tháng Mười Một 2022