Phân Tích Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Nhà Nước

  1. 1. Phân tích các đặc trung cơ bản của nhà nước
  2. 2. Liên hệ với Nhà nước Việt Nam hiện nay 

Câu hỏi: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước. Trên cơ sở đó, làm sáng  tỏ biểu hiện một đặc trưng của nhà nước Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Phân tích các đặc trung cơ bản của nhà nước

Định nghĩa: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được  tách ra từ xã hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục  vụ lợi ích chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.

5 Đặc trưng của Nhà nước:  

1. Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội (quyền lực nhà nước): Quyền  lực nói chung được xem là khả năng của cá nhân, tổ chức có thể buộc các cá nhân  tổ chức khác phải phục tùng theo ý chí của mình, thể hiện ở sự áp đặt ý chí của  chủ thể có quyền đối với chủ thể dưới quyền. Trong xã hội có tồn tại nhiều loại  quyền lực khác nhau như quyền lực thị tộc, quyền lực của các tổ chức, quyền lực  nhà nước,… Mỗi chủ thể nằm trong các mối quan hệ khác nhau sẽ nắm giữ một  loại quyền lực khác nhau nhưng quyền lực nhà nước thường chỉ được nắm giữ  bởi Nhà nước - Nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn thể xã hội (hoặc  các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền) còn các tổ chức, cá nhân trong  xã hội là đối tượng của quyền lực ấy. Có thể thấy quyền lực nhà nước gắn liền  với Nhà nước. Quyền lực nhà nước được coi là loại quyền lực đặc biệt bởi các  khía cạnh sau:  

  • Nguồn gốc: Quyền lực nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh  vật chất và uy tín của Nhà nước đối với xã hội.  
  • Phạm vi: Quyền lực nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa Nhà nước với  các cá nhân, tổ chức trong xã hội và giữa Nhà nước với các thành viên cũng  như cơ quan nhà nước. Quyền lực nhà nước có tác động bao trùm lên toàn xã  hội, tới mọi cá nhân, tổ chức thuộc mọi khu vực, lãnh thổ về hầu hết các lĩnh  vực cơ bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… 
  • Cách thức thực hiện: Được tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ bởi một lớp  người tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp. Lớp người này tổ chức thành  các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất  định, hợp thành bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương.
  • Mục đích: Nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành và quản lý xã  hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích chung của  toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.  

VD1: Quyền lực nhà nước được CSGT - cá nhân được phân công nhiệm vụ,  sử dụng để yêu cầu người điều khiển xe máy phải dừng xe, xuất trình giấy tờ  và người điều khiển buộc phải thực hiện theo. Đây cũng là một biểu hiện của  hoạt động quản lý xã hội của nhà nước. 

VD2: Đợt dịch Covid tháng 2/2020 vừa qua, Thủ tướng yêu cầu cả nước thực  hiện giãn cách xã hội và việc giãn cách đã được thực hiện trên toàn bộ 63 tỉnh  thành đối với hầu hết các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội. Việc giãn cách  này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và đảm bảo an toàn cộng đồng. 

2. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ: Đối tượng hướng tới của  hoạt động quản lý của Nhà nước là dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định. Đây  là điểm đặc trưng của Nhà nước với việc dân cư được quản lý phụ thuộc vào khu  vực lãnh thổ nơi họ sinh sống chứ không phụ thuộc vào các đặc điểm về giới tính,  dân tộc, huyết thống, độ tuổi, nghề nghiệp, lý tưởng,… như các tổ chức khác. 

Qua đây có thể thấy phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia. Người dân  cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định thì sẽ chịu sự quản lý của một nhà  nước nhất định, và do vậy họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi  họ sinh sống, không phân biệt huyết thống, giới tính, dân tộc… 

VD: Hội phụ nữ quản lý đối tượng phụ thuộc vào đặc điểm giới tính (phụ nữ);  hội câu cá quản lý các thành viên của tổ chức - những người có cùng đam mê, sở  thích câu cá; Ủy ban nhân dân phường quản lý tất cả cư dân sinh sống trên địa  bàn phường. 

3. Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia là khái  niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ đối nội và quyền  độc lập tự quyết của quốc gia trong quan hệ đối ngoại. Nhà nước có quyền lực bao trùm mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, vì vậy nhà nước  là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp  cho quốc gia trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. Trong các quan hệ đối nội,  quy định nhà nước có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các  tổ chức, cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho phép các tổ chức khác được  thành lập và hoạt động (doanh nghiệp) hoặc có thể công nhận sự tồn tại và hoạt 

động hợp pháp của các tổ chức khác (hội câu cá). Trong quan hệ đối ngoại, nhà  nước có toàn quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại  của mình. Các tổ chức khác chỉ được tham gia vào quan hệ đối ngoại khi nhà  nước cho phép. 

VD1: Trong đợt dịch Covid, Nhà nước đã ra quyết định về việc giảm mức trần  lãi suất cho vay nhằm trợ giúp các doanh nghiệp, quyết định này buộc các ngân  hàng phải thực hiện theo theo.  

VD2: Nhà nước cân nhắc và quyết định việc ký kết các hiệp định quốc tế với các  Nhà nước khác. 

4. Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội:  Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng  hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân. Với phạm vi quản lý rộng cùng  với quyền lực đặc biệt được trao, nhà nước là tổ chức duy nhất có thể đại diện  cho xã hội ban hành pháp luật làm công cụ quản lý xã hội => pháp luật được triển  khai rộng rãi trên toàn xã hội. Nhà nước đảm bảo cho pháp luật được thực hiện  bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ chức thực  hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước =>  Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng và thực hiện pháp luật  một cách nghiêm chỉnh => Pháp luật là một trong những công cụ hiệu quả nhất  để nhà nước quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định  hướng nhất định. 

VD: Bộ luật hình sự được Nhà nước ban hành nhằm trừng phạt các hành vi phạm  tội đồng thời răn đe để hạn chế những hành vi đó diễn ra trên thực tế. Bộ luật có  các quy định công khai để mọi người dân đều biết đến và tuân theo, đồng thời  được đảm bảo thực hiện bởi những biện pháp cưỡng chế nhà nước. 

5. Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế (giáo trình có thêm phát hành tiền):  Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp cho Nhà nước theo  quy định của pháp luật. Chỉ có Nhà nước mới được quyền quy định và thực hiện  việc thu thuế bởi các lý do sau: 

  • Nhà nước là tổ chức đại diện cho toàn xã hội, quyết định và thực hiện các  công việc chung, quan trọng cho toàn xã hội. 
  • Khác với các tổ chức khác, Nhà nước là một bộ máy được tách khỏi hoạt động  lao động sản xuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội nên nó không thể tự tạo ra nguồn thu được mà được nuôi dưỡng bởi nguồn thuế.  Mặt khác, với một bộ máy hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng  của một tổ chức, đặc biệt nó còn là một tổ chức đặc biệt lớn đồng thời thực  hiện công việc cũng đặc biệt quan trọng đối với xã hội, chính vì vậy, Nhà  nước cần có khoản thu lớn để duy trì cho các hoạt động của mình - đó là thuế.  
  • Vai trò quản lý XH của NN là đặc biệt quan trọng và không thể thay thế. − Chỉ có Nhà nước mới có đủ quyền lực và khả năng để đảm bảo việc thu thuế  và phát hành tiền.  

VD: Trong khi các tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh tế, tạo ra  nguồn thu cho mình thì Nhà nước cần phải thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội  nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh, đầu tư an toàn nhất, tuy nhiên hoạt  động này không tạo ra thặng dư, không giúp tăng thu ngân sách nhà nước, vì  vậy, các tổ chức kinh tế phải trích một phần lãi nhằm đảm bảo duy trì hoạt  động của bộ máy nhà nước. 

Liên hệ với Nhà nước Việt Nam hiện nay 

1. Nhà nước có quyền lực đặc biệt: Nhà nước Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp  năm 2013 là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân,  vì Nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm  soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành  pháp, tư pháp. Quyền lập pháp là quyền đặt ra Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, đặt  ra luật và sửa đổi luật. Các văn bản quy phạm pháp luật này được Nhà nước ban  hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống  (văn hóa, kinh tế, xã hội) và phát sinh trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ của quốc gia,  yêu cầu mọi người dân phải tuân theo. Quyền hành pháp là quyền tổ chức thực  hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống xã hội, gồm quyền tổ chức quản lý các  quá trình kinh tế, chính trị, xã hội trên cơ sở pháp luật, quyền ban hành các văn  bản quy phạm pháp luật dưới luật của hệ thống hành chính nhà nước. Quyền tư  pháp là quyền phán quyết về những tranh chấp dân sự, tranh chấp hành chính  bằng con đường tố tụng của Tòa án; quyền phán quyết những hành vi nào là tội  phạm và áp dụng hình phạt tương ứng trong các vụ án hình sự. Qua trên, có thể thấy Nhà nước Việt Nam hiện nay có khả năng áp đặt ý chí lên các chủ thể trong  xã hội thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lực này 

2. Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ: Mọi cá nhân, tổ chức sinh  sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật,  không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, chính trị,... (theo khoản 1 Điều 16  Hiến pháp 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”). Nhà nước Việt  Nam phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính theo Điều 110 Hiến pháp  2013 gồm: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (63 tỉnh thành); quận  huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn và các đơn vị hành  chính - kinh tế đặc biệt khác nhằm quản lý toàn bộ dân cư một cách hiệu quả nhất. 

3. Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia: Ngay tại Điều 1 Hiến pháp  Việt Nam 2013 đã khẳng định chủ quyền quốc gia của Nhà nước Việt Nam hiện  nay “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và  vùng trời.” Hơn nữa, tại các Điều 11, 12 lại càng khẳng định chủ quyền quốc gia  là bất khả xâm phạm, mọi hoạt động hợp tác quốc tế đều phải giữa trên cơ sở tôn  trọng chủ quyền và không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau. Đồng  thời, các hoạt động liên quan đến chủ quyền quốc gia chỉ được thực hiện bởi Nhà  nước, cụ thể là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 12). 

4. Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội:  Việc ban hành pháp luật ở Việt Nam được thực hiện bởi các cơ quan lập pháp -  quốc hội (hiến pháp, luật, nghị quyết), cơ quan hành pháp - chính phủ, các bộ, ủy  ban nhân dân các cấp (Nghị định, thông tư, quyết định) và thậm chí là cơ quan tư  pháp - Tòa án, Viện kiểm sát (Nghị quyết, thông tư, quyết định). Những văn bản  trên được ban hành và đảm bảo thực thi trên thực tế thông qua các biện pháp:  tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông và thông  qua các cơ quan, đoàn thể từ trung ương tới địa phương; biện pháp giáo dục từ bậc mẫu giáo, tiểu học, trung học (các chiến sĩ cảnh sát đến các trường để hướng  dẫn việc tuân thủ đúng pháp luật, đặc biệt là pháp luật giao thông, pháp luật hình  sự) đến bậc cao đẳng, đại học (môn pháp luật đại cương); biện pháp cưỡng chế (các hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt tương ứng và buộc thi hành đúng bởi các  cơ quan nhà nước).

5. Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế: Hiện nay, nguồn thu chính của  ngân sách nhà nước Việt Nam phụ thuộc vào thu thuế, cụ thể theo dự toán thu  ngân sách nhà nước năm 2021, số tiền thu từ thuế vào khoảng 994,367 tỷ VNĐ  trên tổng thu ngân sách nhà nước là 1,343,330 tỷ VNĐ (chiếm khoảng 75%)0F1. Có  thể thấy tầm quan trọng của nguồn thu này đối với hoạt động của Nhà nước Việt  Nam, vì vậy, việc thực hiện thu thuế được quy định cụ thể trong nhiều văn bản  luật và văn bản dưới luật liên quan (Luật quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng,  Luật thuế tiêu thụ đặc biệt…). Đồng thời, việc thu thuế chỉ được thực hiện bởi  các cơ quan nhà nước (ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan quản lý thuế: Tổng  cục thuế, cục thuế, tổng cục hải quan,...). Các ngân hàng thương mại chỉ được  tham gia phối hợp với các cơ quan nhà nước để đảm bảo việc thu thuế được diễn  ra thuận tiện, dễ dàng nhất. (Căn cứ Luật Quản lý thuế 2019 - Điều 2,3,20,27...)

Nguồn: Xóm Luật

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết