Thời Hiệu Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính - Luật Apollo

  1. 1. Vi phạm hành chính
  2. 2. Xử phạt vi phạm hành chính
  3. 3. Thời hiệu là gì? Cách tính thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính
  4. 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
  5. 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
  6. 6. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Ngày nay vi phạm hành chính là vi phạm phổ biến nhất trong đời sống xã hội. Việc xử lý vi phạm hành chính trở nên được quan tâm không chỉ về các hình thức xử phạt mà còn về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Vậy thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là gì và ở các lĩnh vực có giống nhau không? Sau đây là một vài thông tin được Luật Apollo tổng hợp nhằm giải đáp các vấn đề trên.

Cơ sở pháp lý:

1. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

2. Bộ luật dân sự 2015

3. Nghị định 91/2019/NĐ – CP 

4. Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn 

5. Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 

Vi phạm hành chính

Theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 định nghĩa vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính

Theo khoản 2 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ta có khái niệm xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Thời hiệu là gì? Cách tính thời hiệu trong xử phạt vi phạm hành chính

Điều 8 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cách tính thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính:

“Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc.”

Theo Điều 149 và Điều 151 Bộ luật dân sự thì thời hiệu và cách tính thời hiệu sẽ là:

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. (Điều 149) Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu (Điều 151)

Khoản 36 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm trừ những trường hợp theo điểm a Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 đó là:

“Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm. Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”.

Kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 quy định về cách tính thời hiệu xử phạt:

  • Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
  • Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
  • Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu.
  • Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Khoản 2 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính vẫn còn thời hiệu xử phạt, và việc nộp phạt vẫn được tiến hành theo Điều 78 luật xử lý vi phạm hành chính.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế

Thuế là lĩnh vực liên quan đến tài chính nên có nhiều sự khác biệt so với lĩnh vực khác. Vì vậy thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế cũng có nhiều điểm khác biệt. Thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực thuế được quy định tại Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định:

  • Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế thì thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt. Đối với trường hợp làm thủ tục thuế bằng điện tử thì ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn làm thủ tục thuế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm; hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì thời hiệu xử phạt là 05 năm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ – CP quy định về thời hiệu xử phạt hành chính như sau: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 và khoản 36 Điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi 2020 hết thời hiệu xử phạt thì không thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó nữa hay nói cách khác là người có thẩm quyền không được xử phạt. Trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

>>> Xem thêm: Phân Biệt Cơ Quan Thanh Tra Hành Chính Với Cơ Quan Thanh Tra Chuyên Ngành

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về thời hiệu xử phạt hành chính, thời hiệu xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế và đất đai. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về đất đai cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí. 

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Bồi Thường Thu Hồi Đất Giải Phóng Mặt Bằng - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Bồi Thường Thu Hồi Đất Giải Phóng Mặt Bằng - Luật Apollo
Cưỡng Chế Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Cưỡng Chế Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo
Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Và Quy Định Về Bồi Thường Theo Pháp Luật

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Và Quy Định Về Bồi Thường Theo Pháp Luật
Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Để Bán Đấu Giá - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Để Bán Đấu Giá - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết