Quan Hệ Tài Sản Trong Trường Hợp Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Chung Sống Như Vợ Chồng

  1. 1. Kết hôn trái pháp luật
  2. 2. Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn
  3. 3. Quan hệ tài sản trong trường hợp kết hôn trái pháp luật và sống chung như vợ chồng

Tài sản là vấn đề rất được xã hội quan tâm nhất là cách để xác định khối tài sản đó là thuộc sử hữu của ai. Tùy thuộc vào mối quan hệ tham gia mà có cách xác định tài sản khác nhau. Đối với quan hệ hôn nhân vợ chồng thì chế định tài sản chung, tài sản riêng được quy định rất rõ trong luật và thường được nhắc tới. Nhưng quan hệ tài sản khi kết hôn trái pháp luật, không đăng ký kết hôn nhưng chung sống như vợ chồng thì mọi người lại chưa nắm bắt hết. 

Để làm rõ hơn về quan hệ tài sản khi kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng sau đây là một vài thông tin hướng dẫn được Luật Apollo tổng hợp.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTC thi hành Luật hôn nhân và gia đình, hướng dẫn Nghị quyết 35/2000.

Kết hôn trái pháp luật

Khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định kết hôn trái pháp luật là là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình quy định các Điều kiện kết hôn đó là

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 đó là:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

=> Do đó, ta có thể hiểu, khi vi phạm các điều kiện trên nhưng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị coi là kết hôn trái pháp luật. Khi một trong hai bên vợ hoặc chồng yêu cầu tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật ngoài việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thì còn vấn đề liên quan đến tài sản.

>>> Tham khảo bài viết: Kết hôn trái pháp luật

Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn

  • Khái niệm

Khoản 7 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình nêu ra khái niệm chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng. Theo  điểm d mục 2 hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BT thì nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;

- Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;

- Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;

- Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.

  • Các hình thức chung sống như vợ chồng hiện nay

Chung sống như vợ chồng không trái pháp luật: nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không bị coi là trái pháp luật là việc chung sống như vợ chồng không vi phạm các hành vi cấm quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Chung sống như vợ chồng trái pháp luật: nam nữ sống như vợ chồng trái pháp luật là việc mà các bên sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, đồng thời việc chung sống này vi phạm quy định cấm tại Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình nhưng vẫn tồn tại trên thực tế. Chung sống như vợ chồng trái pháp luật có thể bao gồm các trường hợp sau:

- Chung sống với nhau khi một bên hoặc cả hai bên dưới tuổi quy định (chưa đến tuổi kết hôn tại điểm a khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

- Chung sống với nhau nhưng một trong hai người hoặc cả hai người đã có vợ hoặc có chồng

- Chung sống với nhau giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người đã từng là cha mẹ nuôi với con, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con của vợ, mẹ kế với con của chồng.

>>> Tham khảo bài viết: Hậu quả pháp lý của việc nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn 

Quan hệ tài sản trong trường hợp kết hôn trái pháp luật và sống chung như vợ chồng

Khi kết hôn trái pháp luật quan hệ hôn nhân vẫn diễn ra và quan hệ tài sản cũng giống như khi đủ điều kiện kết hôn. Tuy nhiên khi có yêu cầu của một trong những người như người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, hội liên hiệp phụ nữ thì Tòa án sẽ xử lý việc kết hôn trái pháp luật. 

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân gia đình và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn, và quan hệ tài sản vẫn được duy trì. Tuy nhiên nếu Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật thì sẽ dẫn đến một số hệ quả về quan hệ tài sản.

Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không trái pháp luật thì quan hệ tài sản tồn tại dựa vào sự thỏa thuận của hai bên. Hai người sống chung nhưng không đăng ký kết hôn mà đăng ký kết hôn là sự kiện đánh dấu sự điều chỉnh của pháp luật về quan hệ hôn nhân. Nên hai người sống chung mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không được coi là vợ chồng và không chịu sự điều chỉnh của luật hôn nhân mà là Bộ luật dân sự. Tuy nhiên quan hệ tài sản giữa vợ chồng của họ vẫn có thể xảy ra nếu họ đăng ký kết hôn, nghĩa là sẽ chịu sự điều chỉnh về tài sản chung, riêng của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình, khi có yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết.

Còn đối với trường hợp sống chung như vợ chồng trái pháp luật thì quan hệ tài sản chỉ chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Bộ luật dân sự, hai người không thể xác lập tài sản chung, tài sản riêng trong quan hệ hôn nhân theo Luật hôn nhân gia đình điều chỉnh bởi vì bản chất họ sống chung đã là sai. Và khi họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án sẽ không giải quyết cho họ theo quan hệ hôn nhân gia đình.

Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng của việc Tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật cũng giống như trường hợp quan hệ chung sống như vợ chồng bị Tòa án tuyên bố không công nhận ở khoản 3 Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình 2014Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này”.

Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình quy định Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 207 và Điều 219 Bộ luật dân sự 2015 về việc sở hữu chung và các loại sở hữu chung và chia tài sản thuộc sở hữu chung. Trong đó: Điều 207 Bộ luật dân sự 2015 khẳng định:

“1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Theo Điều 219 Bộ luật dân sự thì trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Cũng trong Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình quy định việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Có thể thấy pháp luật không quy định đặc biệt gì liên quan đến quan hệ tài sản giữa vợ chồng trong trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật khi giữa họ tồn tại thỏa thuận về chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Đương nhiên là thỏa thuận về chế độ tài sản không thể tiếp tục tồn tại sau khi quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng bị Tòa án tuyên bố hủy, bởi vì quan hệ tài sản giữa vợ và chồng chỉ tồn tại khi tồn tại quan hệ hôn nhân - quan hệ nhân thân. Quan hệ hôn nhân có vai trò quyết định, có quan hệ hôn nhân mới có quan hệ tài sản. 

=> Như vậy, có thể thấy quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi bị Tòa án tuyên kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng đều có thể thỏa thuận chia hoặc chia theo phần của mình đối với khối tài sản đó, lúc này hai bên phải chứng minh được sở hữu tài sản bao nhiêu có căn cứ, bằng chứng chứng minh không. Nếu không thì Tòa án sẽ áp dụng quy tắc chung để chia đôi khối tài sản đó.

Tuy nhiên về kết hôn trái pháp luật việc áp dụng thỏa thuận cũng như chế độ tài sản theo thỏa thuận hơi khó áp dụng bởi lẽ bản chất việc áp dụng yêu cầu Tòa án tuyên kết hôn trái pháp luật là do một bên yêu cầu, Tòa án dựa vào cơ sở pháp luật để giải quyết chứ không phụ thuộc vào ý chí các bên do đó nó mang ý nghĩa tài phán hơn là việc giải quyết quan hệ hôn nhân thông thường. Với chế tài như vậy thì việc áp dụng chế độ thỏa thuận hay sự thỏa thuận của các bên về giải quyết quan hệ tài sản vợ chồng là không hợp lý

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về quan hệ tài sản trong trường hợp kết hôn trái pháp luật và chung sống như vợ chồng. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về hôn nhân, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2022

Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Tư, 31 Tháng Tám 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết