Thế Nào Là Kết Hôn Trái Pháp Luật? Hậu Quả Pháp Lý Ra Sao? - Luật Apollo

  1. 1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
  2. 2. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật
  3. 3. Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật
  4. 4. Kết hôn trái pháp luật bị xử lý như thế nào?
  5. 5. Hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật

Tình trạng nam nữ kết hôn trái pháp luật hiện nay vẫn còn diễn ra khá phổ biến ở một số địa phương. Chính vì vậy, câu hỏi kết hôn trái pháp luật thì bị xử lý như thế nào được rất nhiều người quan tâm. Vậy kết hôn trái pháp luật là gì? Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định như thế nào về việc giải quyết kết hôn trái pháp luật? 

Căn cứ pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Khái niệm kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì kết hôn trái pháp luật được hiểu là: Việc nam nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này .

Như vậy chỉ khi nam nữ đã tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng thời một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì việc kết hôn mới bị coi là trái pháp luật.

Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 những trường hợp kết hôn trái pháp luật bao gồm:

"Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Yêu sách của cải trong kết hôn;

Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

Bạo lực gia đình;

Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi."

► Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp trên thì cuộc hôn nhân đó đã vi phạm pháp luật và kết hôn trái pháp luật về hôn nhân và gia đình, những hành vi đó sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, cá nhân nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp thì có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm.

Trong trường hợp hai người chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, nếu một trong hai kết hôn với người khác thì người còn lại không có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn này, vì không thuộc một trong các trường hợp được hủy yêu cầu kết hôn, đồng thời việc kết hôn giữa hai người đó cũng không được coi là trái pháp luật. Người còn lại chỉ có quyền hủy việc yêu cầu kết hôn trong trường hợp cả hai là vợ chồng có đăng ký kết hôn, thì khi đó việc kết hôn giữa một trong hai người và người mới là trái pháp luật và người còn lại được quyền yêu cầu.

Kết hôn trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

"Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này."

Hậu quả của việc kết hôn trái pháp luật

Theo Điều 12 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải giải quyết các vấn đề sau:

- Về quan hệ nhân thân
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về nguyên tắc, Nhà nước không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng, Vì vậy giữa họ cũng không tồn tại quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. kể từ ngày quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật, hai bên kết hôn phải chấm dứt việc quan hệ như vợ chồng.

- Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai bên kết hôn trái pháp luật

Vì việc kết hôn trái pháp luật bị xử hủy nên hai người không được thừa nhận là vợ chồng giữa họ sẽ chấm dứt và không phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Do vậy khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết như trường hợp các bên nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tài sản riêng của mỗi bên sẽ thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. nếu người đó có tài sản riêng không chứng minh được, đó là tài sản riêng của họ thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai người .

- Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ,con

Việc Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Bởi vì, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định không phụ thuộc vào tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ. Dù quan hệ hôn nhân của cha mẹ không được Nhà nước thừa nhận thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn được pháp luật bảo vệ như trường hợp cha mẹ có quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Trên đây là nội dung, thông tin Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về kết hôn trái pháp luật.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề và thắc mắc về liên quan đến kết hôn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an


 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết