Công Sức Đóng Góp Vào Khối Tài Sản Chung Của Vợ Chồng - Luật Apollo

  1. 1. Công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
    1. 1. Sự đóng góp về tài sản riêng
    2. 2. Sự đóng góp thu nhập, lao động của vợ chồng
    3. 3. Sự đóng góp của vợ chồng trong công việc của gia đình
  2. 2. Chia tài sản chung khi ly hôn căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng
    1. 1. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
    2. 2. Công sức đóng góp của vợ, chồng và vào tài sản chung

Để phục vụ cho các nhu cầu thiếu yếu của gia đình, việc nuôi dưỡng con cái và các công việc khác, vợ chồng cần tạo lập một khối tài sản chung.Tuy nhiên khi có nhu cầu hoặc xảy ra mâu thuẫn vợ chồng không thể thỏa thuận chia tài sản thì khối tài sản đó được chia như nào? Công sức đóng góp vào khối tài sản chung của vợ và chồng khác nhau có ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung đó không? Để giải quyết về vấn đề còn nhiều thắc mắc này Luật Apollo xin đưa ra một vài hướng dẫn sau đây.

Cơ sở pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP

Công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Công sức đóng góp là thời gian, sức lực, tiền bạc… mà con người bỏ ra để duy trì, bảo quản, giữ gìn khối tài sản chung để khối tài sản chung không bị hư hỏng, mất mát hoặc để làm tăng giá trị của khối tài sản chung đó; chăm sóc, nuôi dưỡng thành viên trong gia đình như cha mẹ, con cái. 

Tuy nhiên việc chứng minh công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và pháp luật tài sản chung là vô cùng khó. Nhưng ta có thể hiểu công sức đóng góp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

Sự đóng góp về tài sản riêng

Tài sản riêng được quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân gia đình. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

Sự đóng góp thu nhập, lao động của vợ chồng

Cần xác định ai là thu nhập chính trong gia đình và có đóng góp vào khối tài sản đó bao nhiêu? Hiện nay vẫn tồn tại quan điểm người chồng là lao động chính và đương nhiên có đóng góp nhiều nhất vào tài sản chung cũng như chi trả sinh hoạt gia đình, quan điểm này là sai bởi lẽ phụ nữ ngày nay cũng đi làm và đóng góp vào tài sản chung.

Sự đóng góp của vợ chồng trong công việc của gia đình

Là công sức đóng góp của vợ chồng trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình, duy trì cuộc sống của gia đình, chăm nom các thành viên và nuôi dưỡng con cái. Thực tế công sức này không quá nặng nhọc nhưng lại mất nhiều thời gian như đưa đón con đi học, dạy con học bài, nuôi dưỡng con, chăm lo khi con và thành viên gia đình khác bị đau ốm.

Khoản 2 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình quy định quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng cụ thể: Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Nghĩa là việc Tòa án chia sẽ theo nguyên tắc chia đôi nhưng sẽ phụ thuộc thêm các yếu tố khác như hoàn cảnh của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung đó…

Xác định công sức đóng góp của vợ chồng ngay trong hôn nhân có vai trò quan trọng là tiền đề cơ nhỡ có xảy ra tranh chấp hay ly hôn thì đó là căn cứ để phân chia tài sản chung. Lúc đó các bên đương sự phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho mong muốn, yêu cầu của mình và xác định được căn cứ để chứng minh cho công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung là khó và cần thiết.

Chia tài sản chung khi ly hôn căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình quy định Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:

“1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;...”

Như vậy, khi chia khối tài sản chung khi ly hôn thông thường Tòa án sẽ chia đôi khối tài sản đó tuy nhiên nếu vợ hoặc chồng có công sức đóng góp hơn người còn lại về thu nhập (ví dụ: chồng đóng góp mỗi tháng 10 triệu vào tài sản chung, vợ đóng góp 2 triệu vào tài sản chung); tài sản riêng (ví dụ: vợ có tài sản riêng đóng góp là một căn nhà và một cuốn sổ tiết kiệm, chồng không đóng góp gì); công việc gia đình và lao động của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung (ví dụ: người chồng chỉ rượu chè không hộ vợ chăm lo việc nhà trong khi có tài sản chung là gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, thì chỉ người vợ chăn và nuôi còn người chồng thì bỏ bê không đoái hoài gì đến).

Công sức đóng góp của vợ, chồng và vào tài sản chung

Khái niệm “công sức đóng góp của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” được hướng dẫn cụ thể hơn ở điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP theo đó “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.”

Không thể nói rằng người vợ chỉ ở nhà chăm con và vun vén gia đình là coi như “ăn bám” mà pháp luật quy định đây là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng, bởi lẽ khi con còn nhỏ cần người chăm sóc, nuôi dưỡng, gia đình có cha mẹ già có công việc nhà như giặt giũ quần áo, cơm nước…khi đó cần có người ở nhà để chăm lo quán xuyến những công việc đó.

Người vợ với nghĩa cử cao cả của người phụ nữ Việt Nam thích hợp hơn người chồng để thực hiện các công việc trên nên người vợ hay ở nhà vì lẽ đó mà các ông chồng mặc nhiên coi đó là lẽ đương nhiên. Hơn nữa hiện nay đã có các hành nghề liên quan đến công việc nhà như giúp việc nhà, trông trẻ và những công việc đó đều tạo ra thu nhập, nên pháp luật quy định người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm là hợp lý. 

Ngoài ra công sức đóng góp của vợ chồng còn được quy định tại Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

“1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Như vậy, ta có thể thấy việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân lẫn khi khi ly hôn hay trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình thì đều căn cứ tại Điều 59 Luật Hôn nhân gia đình trên nguyên tắc chia đôi, chia đều nhưng tính vào các yếu tố khác trong đó có yếu tố về công sức đóng góp của vợ chồng. Căn cứ trên các tiêu chí trên Tòa án sẽ quyết định bên nào được hưởng nhiều hơn.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về công sức đóng góp vào khối tài sản chung. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về hôn nhân, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết