Xác Định Ranh Giới Thửa Đất Theo Quy Định Pháp Luật - Luật Apollo

  1. 1. Khái niệm ranh giới thửa đất
  2. 2. Thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất
  3. 3. Cách xác định ranh giới thửa đất
    1. 1. Hướng dẫn về công việc xác định ranh giới thửa đất
    2. 2. Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT - BTNMT quy định về việc xác định ranh giới thửa đất 
    3. 3. Căn cứ xác định ranh giới thửa đất
  4. 4. Xác định ranh giới đất liền kề 

Tranh chấp đất đai xảy ra vì không xác định được ranh giới thửa đất của những mảnh đất liền kề nhau là loại tranh chấp rất phổ biến. Khi gặp phải những tranh chấp như vậy, cần hiểu rõ về các quy định của pháp luật liên quan để có hướng giải quyết phù hợp. Dưới đây là cách xác định ranh giới thửa đất theo quy định của pháp luật hiện hành được Luật Apollo tổng hợp gửi tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý:

Luật đất đai năm 2013

Nghị định 43/2014/NĐ - CP, Nghị định 01/2017/NĐ- CP

Khái niệm ranh giới thửa đất

  • Ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền, bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.
  • Ranh giới thửa đất là đường vẽ trên bản đồ hoặc mốc giới thực địa xác định quyền sử dụng của các chủ thể có quyền sử dụng thửa đất đó khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Việc xác định ranh giới thửa đất được tuân theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn  có liên quan. Mục đích của việc làm này là xác định ranh giới đất với các bất động sản liền kề nhau để có thể hoàn thiện hóa bản đồ hành chính về đất đai của khu vực.

Thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất

Theo Khoản 1, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP): Văn phòng đăng ký đất đai là nơi có thẩm quyền xác định thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, đo đạc, thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực pháp luật theo quy định.

Như vậy, việc đo đạc diện tích đất và xác định lại ranh giới đất thuộc chức năng của Văn phòng đăng ký đất đai.

Cách xác định ranh giới thửa đất

Hướng dẫn về công việc xác định ranh giới thửa đất

Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT - BTNMT quy định về việc xác định ranh giới thửa đất 

Bước 1: Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (có thể là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm... để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa.

Bước 2:  Đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ. 

Bước 3:  Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất.

Bước 4:  Yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

Căn cứ xác định ranh giới thửa đất

Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về ranh giới như sau:

  • Ranh giới giữa các thửa đất liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm.
  • Ranh giới được xác định theo tập quán hoặc ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
  • Ranh giới không được lấn chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, rãnh, bờ ruộng. Các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung của thửa đất.

Bên cạnh những quy định do Bộ luật dân sự đưa ra thì ranh giới còn được căn cứ theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT - BTNMT.

  • Ranh giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
  • Trường hợp đất đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất, thì đơn vị đo đạc đất có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết. Nếu trong trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý hoặc không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp.
  • Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, 01 bản lưu hồ sơ đo đạc, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo thẩm quyền.

Xác định ranh giới đất liền kề 

Cách xác định ranh giới thửa đất liền kề với nhau. Ranh giới thửa đất được phân định quyền chiếm hữu và sử dụng đất  liền kề cùng một mảnh đất nhất định.

Thẩm quyền xác định ranh giới đất liền kề

Việc xác định ranh giới của một mảnh đất thuộc thẩm quyền của văn phòng đăng ký đất đai. Theo đó một trong những nhiệm vụ của văn phòng là đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hồ sơ đề nghị thực hiện xác định ranh giới đất liền kề

Hồ sơ được nộp tại văn phòng đăng ký đất đai  về việc xác định ranh giới đất liền kề cần có đầy đủ những giấy tờ theo pháp luật quy định: Đơn tiến hành xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình, Đơn xin đề nghị xác định diện tích đất ở theo quy định của văn phòng đăng ký đất đai, Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được công chứng, chứng thực.

Trình tự để xác định ranh giới đất liền kề

Bước 1: Thủ tục đo đạc diện tích và kê khai thửa đất

Văn phòng có chức năng, nhiệm vụ đăng ký quyền sử dụng đất sẽ căn cứ vào hồ sơ có liên quan và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành xác lập văn bản đo đạc, lập hồ sơ địa chính theo quy định và đồng thời tiến hành thông báo cho người sử dụng mảnh đất biết về thời gian kiểm tra và đo đạc.

Văn bản đo đạc, lập hồ sơ địa chính đã được ký thì bên văn phòng đăng ký đất đia cử người xuống kiểm tra, đo đạc mảnh đất đúng theo như thời gian thông báo cho người sử dụng mảnh đất  và lập hồ sơ địa chính. 

Bước 2: Nhận đo đạc và xác định ranh giới

Nếu nhận được thông báo về việc đến nhận kết quả thì người sử dụng mảnh đất đó đến thanh lý văn bản đo đạc ký kết với bên đại diện của văn phòng đăng ký đất đai và nhận hồ sơ xác định ranh giới đất liền kề tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. 

Trên đây là nội dung, thông tin Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về cách xác định ranh giới thửa đất theo quy định pháp luật.

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn Tranh chấp đất đai

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề và thắc mắc về cách xác định ranh giới thửa đất cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết