Vi Phạm Hành Chính - Quy Định Pháp Luật - Luật Apollo

  1. 1. Những vấn đề chung về vi phạm hành chính
    1. 1. Vi phạm hành chính là gì?
    2. 2. Vi phạm hành chính sẽ phải chịu những hình thức xử lý nào?
    3. 3. Vi phạm hành chính khác gì so với vi phạm trong lĩnh vực khác
  2. 2. Xử phạt vi phạm hành chính
    1. 1. Xử phạt vi phạm hành chính là gì?
    2. 2. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
    3. 3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
    4. 4. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính
    5. 5. Khiếu nại, khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính

Pháp luật đặt ra những quy định tương ứng với mỗi lĩnh vực khác nhau trong đời sống để điều chỉnh quan hệ xã hội như lĩnh vực dân sự, hình sự và phổ biến nhất là hành chính. Nếu ai đó vi phạm các quy định thì tùy vào mức độ thiệt hại, hậu quả mà sẽ bị xử lý phù hợp. Vi phạm hành chính là một trong những dạng vi phạm phổ biến mà có nhiều người mắc phải nhất trong các lĩnh vực. Vậy khi một chủ thể vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như nào?

Để tìm hiểu thêm về vấn đề trên sau đây là một vài thông tin được Luật Apollo tổng hợp và giới thiệu đến bạn đọc!

Cơ sở pháp lý:

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Những vấn đề chung về vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC 2012 định nghĩa vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt.

Vi phạm hành chính sẽ phải chịu những hình thức xử lý nào?

Hiện nay, căn cứ theo Điều 21 Luật XLVPHC  2012 thì gồm có các hình thức xử phạt như sau:

  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm);
  • Trục xuất.

Trong đó hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được quy định là hình phạt chính. Còn các hình phạt còn lại có thể được quy định là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

Đối với mỗi vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Do mức độ nguy hiểm của hành vi tới xã hội mà pháp luật sẽ quy định các hình phạt khác nhau đối với hành vi vi phạm hành chính. Đồng thời hình phạt sẽ được xem xét dựa trên độ tuổi nhất định, ngành nghề có tính chất chung hoặc dựa trên quốc tịch của người vi phạm.

Vi phạm hành chính khác gì so với vi phạm trong lĩnh vực khác

Vi phạm hành chính khác với lĩnh vực khác vì có các đặc điểm mà lĩnh vực khác không có đó là:

  •  Là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước. 
  •  Là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện.
  •  Phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Xử phạt vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Luật XLVPHC 2012 ta có khái niệm xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm  theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính

Theo Điều 11 Luật XLVPHC quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm đó là:

  • Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế khi cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của cơ quan, tổ chức; quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
  • Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng: Phòng vệ chính đáng là hành vi của cá nhân vì bảo vệ lợi ích của mình/người khác mà chống trả lại một cách cần thiết trong phạm vi được phép người đang có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích nói trên.
  • Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ: Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà cá nhân, tổ chức không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi nguy hại cho xã hội do mình gây ra.
  • Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng: Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Người thực hiện hành vi vi phạm  không có năng lực trách nhiệm hành chính. Đó là trường hợp chủ thể đó chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này hoặc không có năng lực trách nhiệm hành chính (là người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi).

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Thẩm quyền xử phạt vi phạm được quy định tại Điều 52 Luật XLVPHC 2012 theo đó:

► Xử phạt theo chủ thể:

  • Xử phạt cá nhân: Do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp xã, huyện, tỉnh; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm lâm; Cơ quan thuế; Quản lý thị trường; Thanh tra; Cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không, cảng vụ đường thủy nội địa; Tòa án nhân dân; Cơ quan thi hành án dân sự; Cục Quản lý lao động nước ngoài; Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. 
  • Xử phạt tổ chức: Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỷ lệ phần trăm quy định tại Luật XPVPHC đối với chức danh đó.

► Xử phạt theo lĩnh vực:

  • Giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội: Trong trường hợp phạt tiền thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
  • Quản lý nhà nước ở địa phương: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
  • Các lĩnh vực khác: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm  do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính

Quy trình xử phạt chia ra thành hai loại tương ứng với việc lập biên bản theo đó:

 ► Xử phạt không lập biên bản: Khi phát hiện hành vi vi phạm đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm  (theo Điều 55 Luật XLVPHC) và đưa ra quyết định xử phạt tiếp đến là thi hành quyết định xử phạt (theo Điều 69 Luật XLVPHC).

 ► Xử phạt có lập biên bản: Khi phát hiện hành vi vi phạm đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (Điều 55 Luật XLVPHC) rồi lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm (Điều 59 Luật XLVPHC). Tiếp theo cần xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt (Điều 60 Luật XLVPHC) và giải trình. 

Lưu ý: 

  • Nếu người bị xử phạt không ký vào biên bản xử phạt thì vẫn bị xử phạt theo khoản 2 Điều 58 Luật XLVPHC: “Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.” Như vậy, chỉ cần có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến thì người bị xử phạt vẫn phải nộp phạt. 
  • Nếu nhận thấy có dấu hiệu tội phạm thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm hoặc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (theo Điều 67, 68 Luật XLVPHC); gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm (theo Điều 71, Điều 72, Luật XlVPHC) tiếp là thi hành quyết định xử phạt vi phạm (theo Điều 86 Luật XLVPHC). Và cuối cùng là cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (theo Điều 86, Điều  87 Luật XLVPHC).
  • Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
  • Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Khiếu nại, khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính

Theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011 và Điều 28 Luật tố tụng hành chính 2015 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại; cá nhân có quyền tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng hành chính đến đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.

Theo Điều 30, Điều 31 và Điều 32 người bị xử phạt có thể khởi kiện ra tòa án cấp huyện, tỉnh nơi có thẩm quyền.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về vi phạm hành chính. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về lĩnh vực hành chính cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Bồi Thường Thu Hồi Đất Giải Phóng Mặt Bằng - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Bồi Thường Thu Hồi Đất Giải Phóng Mặt Bằng - Luật Apollo
Cưỡng Chế Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Cưỡng Chế Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo
Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Và Quy Định Về Bồi Thường Theo Pháp Luật

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Và Quy Định Về Bồi Thường Theo Pháp Luật
Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Để Bán Đấu Giá - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Để Bán Đấu Giá - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết