Tranh Chấp Về Quyền, Nghĩa Vụ Trong Các Giao Dịch Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất

  1. 1. Tranh Chấp Về Quyền, Nghĩa Vụ Trong Các Giao Dịch Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất
    1. 1. Câu hỏi:
    2. 2. Trả lời:

Các giao dịch dân sự liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất đai có thể kể đến như chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất. Vậy khi có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong các giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất phải làm như nào? Sau đây là một vài hướng dẫn được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn chi tiết !

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng

Tranh Chấp Về Quyền, Nghĩa Vụ Trong Các Giao Dịch Tặng Cho Quyền Sử Dụng Đất

Câu hỏi:

Chào Luật sư, tôi có câu hỏi mong muốn được luật sư giải đáp

Tôi tên Tí, năm nay 78 tuổi, tôi có 3 người con trai và 2 người con gái. Vì sống cùng người con trai cả tên là Thắng nên tôi có cho nó 1 mảnh đất ở rộng 200m2 và nghe nó nói là phải lập 1 văn bản tặng cho quyền sử dụng đất nên tôi làm theo. Trước khi ký thì tôi có nói mồm với nó là “mày phải chăm sóc, phụng dưỡng tao tốt, lo cái ăn cái mặc cho tao thì tao mới cho mày mảnh đất này, có mỗi mày là tao chiều nhất nên cho nhiều đất thôi”. Thế mà bẵng đi được một vài năm sau khi nó được mảnh đất đấy, nó hỗn láo, chửi bởi định đánh đập tôi, đôi khi bỏ đói và bắt tôi ra đường ở, làm tôi phải về nhà con gái cả ở, nay tôi muốn đòi lại mảnh đất của nó thì phải làm thế nào hả luật sư ?

Trả lời:

Chào bác, cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Apollo. Để đòi lại mảnh đất với câu hỏi của bác tôi xin giải đáp như sau

  • Nếu trong hợp đồng tặng cho có các điều khoản về nghĩa vụ của anh Thắng

Theo Điều 457 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hợp đồng tặng cho tài sản thì

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Tài sản theo Điều 105 Bộ luật dân sự quy định Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Quyền sử dụng đất là tài sản là quyền tài sản và dưới dạng bất động sản.

⇒ Như vậy, hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận của bác và anh Thắng theo đó bác giao quyền sử dụng đất của mình cho anh Thắng mà không yêu cầu đền bù, anh Thắng đồng ý nhận. Và trên thực tế bác đã có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đối với anh Thắng.

Tuy nhiên, Bộ luật dân sự có quy định tại Điều 462 về tặng cho tài sản có điều kiện:

“1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

⇒ Như vậy, nếu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của bác có các điều khoản quy định nghĩa vụ của anh Thắng phải chăm sóc, phụng dưỡng bác mà anh Thắng không thực hiện các nghĩa vụ đó sau khi được tặng cho đất thì bác có quyền đòi lại mảnh đất 200m2 và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

  • Nếu hợp đồng tặng cho không có điều khoản về nghĩa vụ của anh Thắng

Nếu hợp đồng tặng cho của bác cho anh Thắng không có điều khoản quy định nghĩa vụ của anh Thắng thì bác phải xem xét, nhớ kỹ lại xem các nghĩa vụ đó, điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất đó có được ghi nhận trong một văn bản khác không? nếu có thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đó là hợp đồng tặng cho có điều kiện theo án lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều kiện đó không được ghi trong hợp đồng và bác có thể khởi kiện yêu cầu đòi lại đất. Nếu bác có căn cứ chứng minh anh con cả không thực hiện đúng điều kiện tặng cho thì hợp đồng tặng cho sẽ bị hủy. Khi đó, bác yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho và đòi lại quyền sử dụng đất. Trường hợp điều kiện tặng cho quyền sử dụng đất không được ghi nhận trong bất kỳ một văn bản nào, hợp đồng giữa bác và con trai cả  là hợp đồng tặng cho không có điều kiện. Khi đó, hợp đồng tặng cho có hiệu lực sau khi hai bên ký và thực hiện việc công chứng. Vì vậy, bác sẽ không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất và phải tính đến phương án thứ 3 dưới đây.

  • Nếu không thuộc 1 trong 2 trường hợp trên

Bác chứng minh được hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho anh Thắng là hợp đồng vô hiệu.

Theo Điều 122 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 thì điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Mặt khác hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Do đó, nếu chứng minh được hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất từ bác sang cho anh Thắng vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự thì bác có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Nếu hợp đồng vô hiệu, anh Thắng phải trả lại cho bác quyền sử dụng đất đã nhận.

Như vậy, nếu như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bác và anh Thắng thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì bác  có thể đòi lại quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng.

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn Tranh chấp đất đai

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về tranh chấp về quyền, nghĩa vụ trong các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về hợp đồng, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *