Tranh Chấp Thừa Kế Quyền Sử Dụng Đất - Luật Apollo
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
-
1. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
- 1. Khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
- 2. Cách xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
- 2. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc phải hòa giải không?
-
3. Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án
- 1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
- 2. Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
- 3. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Hiện nay, các tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là thừa kế quyền sử dụng đất ngày càng phổ biến và phức tạp, phá vỡ mối quan hệ đoàn kết trong gia đình và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Vậy, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì? Việc giải quyết tranh chấp liên quan tới thừa kế quyền sử dụng đất được quy định ra sao?
Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!
Căn cứ pháp lý:
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Khái niệm tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Khái niệm tranh chấp liên quan tới thừa kế quyền sử dụng đất được sử dụng khá phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai song vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về khái niệm này. Có thể hiểu, tranh chấp liên quan tới thừa kế quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có một vài đặc trưng cơ bản như sau:
- Thứ nhất, đối tượng của tranh chấp không phải là đất đai mà là quyền sử dụng đất.
- Thứ hai, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một loại tranh chấp dân sự.
- Thứ ba, tranh chấp liên quan tới thừa kế quyền sử dụng đất thường mang tính chất phức tạp, gay gắt và liên quan đến quyền lợi của nhiều người trong xã hội.
- Thứ tư, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất có thể kéo theo các tranh chấp thừa kế đối với các tài sản khác gắn liền với đất như tranh chấp thừa kế nhà ở, tranh chấp thừa kế đối với các công trình xây dựng, tranh chấp thừa kế cây cối, tài sản khác trên đất….
Cách xác định quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
Theo pháp luật dân sự, di sản thừa kế bao gồm phần tài sản riêng và phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều trường hợp, đặc biệt đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, thường xảy ra các vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của phần tài sản này. Do đó, để xác định quyền sử dụng đất có phải là di sản thừa kế hợp pháp hay không, có thể căn cứ theo tinh thần của nghị quyết 02/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:
- Đối với đất do người chết để lại, không phân biệt có tài sản trên đất hay không, nếu người đó có đầy đủ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì quyền sử dụng đất đó là di sản thừa kế.
- Đối với đất do người chết để lại mà có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 100 Luật Đất đai 2013 thì quyền sử dụng đất đó cũng được coi là di sản thừa kế
- Trong trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhưng có di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất thì xác định như sau:
- Nếu các đương sự có văn bản ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận quyền sử dụng đất là hợp pháp nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận thì cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đều được coi là di sản thừa kế.
- Nếu đương sự không có văn bản của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì chỉ tài sản gắn liền với đất được xác định là di sản. Quyền sử dụng đất sẽ được tạm giao cho đương sự để ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Nếu ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác định quyền sử dụng đất là bất hợp pháp, tài sản gắn liền với đất vốn không được phép tồn tại thì chỉ các tài sản gắn liền với đất đó được xác định là di sản thừa kế.
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có bắt buộc phải hòa giải không?
Khoản 2 điều 3 Nghị quyết 04/2017 quy định:
“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”
Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất được xác định là tranh chấp khác liên quan đến đất đai, theo quy định trên thì thủ tục hòa giải không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể khởi kiện trực tiếp đến tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết.
Mặc dù không phải là thủ tục bắt buộc nhưng pháp luật luôn khuyến khích các bên tiến hành hòa giải khi có tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất xảy ra. Bởi nếu hòa giải thành có nghĩa là tranh chấp sẽ kết thúc, hạn chế được sự phiền hà tốn kém mà còn giảm bớt được công việc đối với các cơ quan có trách nhiệm giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, các bên trong tranh chấp liên quan tới thừa kế quyền sử dụng đất thường sẽ có những mối quan hệ về nhân thân với nhau, do vậy, tranh chấp nếu được hòa giải thành còn giúp các bên hàn gắn quan hệ, giải quyết được mâu thuẫn, xung đột gia đình.
Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
Theo quy định tại điều 26, điều 35 và điều 39 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản.
Ngoài ra, đối với các vụ tranh chấp có tính chất phức tạp hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì sẽ do tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
- Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân có thẩm quyền. Hồ sơ khởi kiện bao gồm: đơn khởi kiện và các giấy tờ chứng minh người khởi kiện bị xâm phạm tới quyền thừa kế trong tranh chấp (di chúc, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa đương sự và người để lại di sản thừa kế….)
- Bước 2: Tòa án tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thông báo thụ lý vụ án: sau khi kiểm tra hồ sơ khởi kiện hợp lệ, tòa án sẽ thông báo đến người khởi kiện về việc nộp án phí. Sau khi người khởi kiện hoàn tất nghĩa vụ nộp án phí, tòa án sẽ thụ lý vụ án. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án phải thông báo đến các đương sự và viện kiểm sát.
- Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu hòa giải thành và sau 7 ngày, các đương sự không có ý kiến gì về kết quả hòa giải thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định này có hiệu lực ngay kể từ thời điểm được ban hành.
- Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Nếu việc hòa giải giữa các đương sự không thành công thì tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Nhìn chung, các tranh chấp liên quan tới thừa kế quyền sử dụng đất thường khá phức tạp và ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ gia đình. Do đó, các đương sự cần nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề này để bảo đảm quyền lợi của mình cũng như giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, êm đẹp.
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn Tranh chấp đất đai
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.
Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!
Apollo
Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an
Bài viết liên quan
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022