Thủ Tục Ly Hôn Với Người Nước Ngoài - Luật Apollo

  1. 1. Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài
    1. 1. Ly hôn thuận tình với người nước ngoài là gì?
    2. 2. Căn cứ công nhận thuận tình ly hôn với người nước ngoài
    3. 3. Thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn với người nước ngoài
    4. 4. Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn thuận tình với người nước ngoài
    5. 5. Trình tự ly hôn thuận tình với người nước ngoài
  2. 2.
  3. 3. Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài
    1. 1. Thế nào là ly hôn đơn phương với người nước ngoài?
    2. 2. Căn cứ của ly hôn đơn phương với người nước ngoài
    3. 3. Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn đơn phương với người nước ngoài.
    4. 4. Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn đơn phương với người nước ngoài
    5. 5. Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội, quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế đã làm cho vấn đề kết hôn cũng như ly hôn có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, vấn đề liên quan tới thủ tục ly hôn với người nước ngoài thường rất được quan tâm. Các thủ tục này gồm thủ tục thuận tình ly hôn với người nước ngoài và thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

Vậy, ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương với người nước ngoài là gì? Thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan nào? Thủ tục được tiến hành ra sao?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Thủ tục ly hôn với người nước ngoài, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp luật

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hôn nhân gia đình 2014

Thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài

Ly hôn thuận tình với người nước ngoài là gì?

Ly hôn thuận tình với người nước ngoài là một trong các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài. Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về ly hôn thuận tình như sau:

“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

► Như vậy, ly hôn thuận tình với người nước ngoài là khi hai bên vợ chồng (một bên là người nước ngoài) có sự tự nguyện ly hôn khi nhận thấy không còn đạt được mục đích của cuộc hôn nhân và không có sự tranh chấp về tài sản, nuôi dưỡng con cái.

Căn cứ công nhận thuận tình ly hôn với người nước ngoài

Căn cứ công nhận thuận tình ly hôn với người nước ngoài cũng giống như các căn cứ công nhận việc thuận tình ly hôn thông thường. Trên cơ sở quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, vợ chồng được coi là thuận tình ly hôn nếu thỏa mãn các căn cứ sau:

  • Thứ nhất, hai bên vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn.
  • Thứ hai, vợ chồng thỏa thuận được các vấn đề chia tài sản chung trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên.
  • Thứ ba, vợ chồng thỏa thuận được việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm socs, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của con.

Thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn với người nước ngoài

Theo quy định tại khoản 2 điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là việc dân sự và thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong một số trường hợp nhất định, thẩm quyền này sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện.

  • Trong trường hợp vụ việc không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài; hoặc không cần phải ủy thác tư pháp; hoặc giải quyết ly hôn thuận tình cho công dân Việt Nam  cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của hai vợ chồng. Nếu hai bên không có nơi cư trú chung thì vợ chồng có thể thỏa thuận yêu cầu Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc chồng giải quyết.
  • Trong trường hợp vụ việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài; hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì tòa án có thẩm quyền sẽ là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của vợ hoặc chồng, nếu vợ chồng không có nơi cư trú chung.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn thuận tình với người nước ngoài

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của tòa án). Trong trường hợp người ký đang ở nước ngoài thì cần có xác nhận của đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài (đối với người Việt Nam) hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (đối với người nước ngoài)
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ nhân thân của hai vợ chồng (căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (trong trường hợp hai vợ chồng có con chung)
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của hai vợ chồng (nếu vợ chồng có tài sản chung)
  • Hồ sơ giấy tờ chứng minh việc một trong hai bên đang ở nước ngoài (nếu có). Các giấy tờ này cần phải được dịch sang Tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Trình tự ly hôn thuận tình với người nước ngoài

Trình tự thủ tục ly hôn thuận tình với người nước ngoài cũng tương tự với thủ tục ly hôn thuận tình thông thường.

Để yêu cầu Tòa án giải quyết hai bên phải có đơn yêu cầu thuận tình ly hôn gửi Tòa án có thẩm quyền (Theo mẫu số 23 ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP). Trình tự, thủ tục được thực hiện theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết về việc ly hôn thuận tình tại TAND quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng. Trường hợp đơn yêu cầu chưa ghi đầy đủ nội dung hoặc thiếu tài liệu chứng cứ kèm theo thì bạn có thời hạn 07 ngày để sửa đổi và bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận hồ sơ. Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đủ điều kiện, Tòa án sẽ thông báo về việc tạm ứng lệ phí. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, các đương sự phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí.

Bước 3: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ. Nếu hòa giải thành, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn của các đương sự.

Bước 4: Trường hợp hòa giải không thành, vợ chồng vẫn muốn ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Kể từ ngày quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt.

Xem thêm bài viết: Thủ tục ly hôn thuận tình 2022 mới nhất.

 

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Thế nào là ly hôn đơn phương với người nước ngoài?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án. Ly hôn đơn phương với người nước ngoài là một trong các trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Có thể hiểu, ly hôn đơn phương với người nước ngoài là ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng với người còn lại là người nước ngoài khi có căn cứ cho rằng vợ hoặc chồng là người nước ngoài có hành vi bạo lực gia đình; hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Căn cứ của ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Nhìn chung, căn cứ ly hôn đơn phương với người nước ngoài cũng tương tự căn cứ ly hôn đơn phương thông thường. Cụ thể nội được quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân gia đình với nội dung như sau:

“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Thẩm quyền giải quyết việc ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

Theo quy định tại khoản 1 điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 của Việt Nam, việc giải quyết ly hôn đơn phương với người nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh, đối với một số trường hợp nhất định thì thẩm quyền này sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện. Cụ thể như sau:

  • Trong trường hợp vụ việc không có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài; hoặc không cần phải ủy thác tư pháp; hoặc giải quyết ly hôn đơn phương cho công dân Việt Nam  cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. 
  • Trong trường hợp vụ việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài; hoặc cần phải ủy thác tư pháp thì tòa án có thẩm quyền sẽ là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn đơn phương với người nước ngoài

  • Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu)
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ nhân thân của hai vợ chồng (căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (trong trường hợp hai vợ chồng có con chung)
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của hai vợ chồng (nếu vợ chồng có tài sản chung)
  • Hồ sơ, tài liệu chứng minh việc một trong hai bên đang ở nước ngoài (nếu có). Các tài liệu này phải được dịch sang Tiếng Việt và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài

Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài có nội dung tương tự với thủ tục ly hôn thông thường.

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc ly hôn đơn phương tại Tòa án có thẩm quyền. Trong trường hợp ly hôn đơn phương, ngoài những giấy tờ đã nêu ở trên, một trong hai bên đương sự nếu có các giấy tờ khác chứng minh bên kia có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ vợ chồng… thì cũng có thể nộp cho Tòa án.

Bước 2: Tòa án xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa sẽ thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn. Sau khi tiếp nhận biên lai nộp tiền tạm ứng án phí từ nguyên đơn, Tòa án sẽ ra quyết định thụ lý hồ sơ ly hôn đơn phương.

Bước 3: Tòa án triệu tập, lấy lời khai và tiến hành hòa giải cho các đương sự. Nếu hòa giải thành và sau 7 ngày, các đương sự không có ý kiến gì về kết quả hòa giải thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hòa giải thành. Quyết định này có hiệu lực ngay kể từ thời điểm được ban hành.

Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Bước 4: Tại phiên tòa sơ thẩm, nếu thấy đủ điều kiện giải quyết ly hôn thì Tòa án ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai đương sự. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày ra bản án, các bên đương sự có quyền kháng cáo. Sau thời hạn đó, nếu không có yêu cầu kháng cáo thì bản án sẽ có hiệu lực và được thi hành.

Xem thêm bài viết: Thủ tục ly hôn đơn phương 2022 - Đầy đủ, chi tiết

Nhìn chung, vấn đề về thủ tục ly hôn thường không đơn giản, đặc biệt là ly hôn với người nước ngoài thì các vấn đề liên quan đến thủ tục lại càng phức tạp hơn. Do vậy, các đương sự cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để có thể tiến hành ly hôn một cách nhanh chóng, bảo vệ được quyền lợi cho mình.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Thủ tục ly hôn với người nước ngoài cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết