Tái Định Cư Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất - Luật Apollo

  1. 1. Tái định cư khi thu hồi đất là gì?
  2. 2. Điều kiện được tái định cư khi thu hồi đất
  3. 3. Tái định cư được bồi thường như thế nào?
  4. 4. Trình tự, thủ tục thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở
  5. 5. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở

Không phải trường hợp nào Nhà nước cũng hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất. Tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi và quỹ đất hiện có của Nhà nước, người dân sẽ được bồi thường số lượng suất tái định cư phù hợp. Vậy tái định cư khi thu hồi đất là gì và  khi nào người dân được hưởng chính sách tái định cư khi nhà nước thu hồi đất? Mức hỗ trợ chính sách tái định cư như thế nào? 

Sau đây là những thông tin hướng dẫn về tái định cư được Luật Apollo gửi đến quý bạn đọc. 

Cơ sở pháp lý:

1. Luật đất đai 2013

2. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013

3. Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

4. Thông tư 28/2014/TT-BTNMT thông tư quy định về thống kế, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 

Tái định cư khi thu hồi đất là gì?

Tái định cư khi thu hồi đất là nội dung được đề cập trong các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất song pháp luật không đưa ra khái niệm cụ thể về tái định cư. Có thể hiểu vấn đề tái định cư chỉ đặt ra khi người sử dụng đất bị thu hồi đất ở, khi đó họ được Nhà nước thu xếp chỗ ở mới bằng việc tái định cư, có thể là bằng một diện tích đất ở mới hoặc nhà ở mới tại khu tái định cư hoặc bằng tiền để tự lo chỗ ở mới

Tại 2.1 Mục I, Phụ lục I, ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT định nghĩa đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở. Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

Điều kiện được tái định cư khi thu hồi đất

Nhà nước thu hồi đất có thể vì nhiều lý do khác nhau, nhưng chỉ trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 61) hoặc phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (Điều 62), ngoài ra người sử dụng đất còn phải đáp ứng điều kiện tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 mới được bồi thường, có thể khái quát các điều kiện đó như sau: Người sử dụng đất không thuộc đối tượng thuê đất trả tiền hàng năm; đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (giấy chứng nhận) hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận.

Nhà nước lấy điều kiện xem xét bồi thường để làm điều kiện cho tái định cư bởi suy cho cùng tái định cư cũng là một hình thức Nhà nước bồi thường, đó là lấy đất và nhà, sau đó thực hiện hành vi "trả nhà và đất" khác.

⇒ Từ các điều kiện nêu trên cho chúng ta nhận định: Không phải chủ thể sử dụng đất hợp pháp, hợp lệ khi Nhà nước thu hồi cũng được tái định cư. Yếu tố quan trọng là đất thu hồi phải là đất được xác định từ trước vào mục đích để ở. Hành vi thu hồi đất ở đó dẫn đến hậu quả là người bị thu hồi không còn chỗ ở thì Nhà nước phải có trách nhiệm tạo lập chỗ ở cho họ. Mặt khác, khi tái định cư, Nhà nước còn chú trọng tới nguồn gốc của đất của người bị thu hồi để làm cơ sở cho việc tái định cư một cách công băng và minh bạch.

Tái định cư được bồi thường như thế nào?

Theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai và Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Nếu các đối tượng trên có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 thì được bồi thường về đất ở khi Nhà nước thu hồi đất ở của các đối tượng này như sau:

  • Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền.
  • Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
  • Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
  • Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở. 
  • Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
  • Đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở thuộc trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất. Giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở; giá đất ở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 

Lưu ý:

  • Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 47/2017/NĐ-CP mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình. 
  • Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 6 mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thì được Nhà nước bồi thường bằng tiền 
  • Trường hợp trong thửa đất ở thu hồi còn diện tích đất nông nghiệp không được công nhận là đất ở thì hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi được chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất đó sang đất ở trong hạn mức giao đất ở tại địa phương, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và việc chuyển mục đích sang đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất; thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

=> Như vậy, những chủ thể bị thu hồi đất đủ điều kiện được bồi thường và phải di chuyển chỗ ở sau khi bị thu hồi đất thì sẽ được hưởng suất tái định cư theo như luật định.

Trình tự, thủ tục thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở

Trình tự, thủ tục thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở được quy định cụ thể tại Điều 85 Luật Đất đai 2013, Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Xét một cách tổng quát. trình tự, thủ tục thực hiện tái định cư bao gồm các giai đoạn sau: (i) Lập, thẩm định và phê duyệt phương án tái định cư; (ii) Công khai phương án tái định cư; (ii) Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

► Giai đoạn 1: Lập, thẩm định và phê duyệt phương án tái định cư:

Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. 

► Giai đoạn 2: Công khai phương án tái định cư và hoàn chỉnh: 

Sau khi phương án chi tiết được lập, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng bị thu hồi đất. Trên cơ sở y kiến góp ý của các đối tượng có đất bị thu hồi, đại diện chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức bồi thường tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

► Giai đoạn 3: Phê duyệt phương án chi tiết và triển khai thực hiện:

Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật đất đai năm 2013 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Uỷ ban Nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở

  • Việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư  thực hiện theo Điều 204 Luật đất đai năm 2013, Điều 89, Điểu 90 và Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Theo đó, người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo đúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  • Theo Điều 9 Luật khiếu nại 2011 thì thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tái định cư. Người khiếu nại phải là người chịu tác động trực tiếp của quyết định tái định cư và ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khiếu nại, văn bản do người ghi nhận ghi lại.
  • Theo điểm a, khoản 1 Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015 thì thời hiệu khởi kiện quyết định tái định cư là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết đó.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, một ban tham mưu sẽ thẩm tra, xác minh vụ việc, tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ và trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

  • Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
  • Biên bản hòa giải, biên bản kiểm tra hiện trạng đất
  • Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, trích lục bản đồ
  • Hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến đất đai
  • Các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp
  • Báo cáo đề xuất, dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về tái định cư khi thu hồi đất. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về đất đai cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Bồi Thường Thu Hồi Đất Giải Phóng Mặt Bằng - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Bồi Thường Thu Hồi Đất Giải Phóng Mặt Bằng - Luật Apollo
Cưỡng Chế Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Cưỡng Chế Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo
Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Và Quy Định Về Bồi Thường Theo Pháp Luật

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Và Quy Định Về Bồi Thường Theo Pháp Luật
Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Để Bán Đấu Giá - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Thu Hồi Đất Nông Nghiệp Để Bán Đấu Giá - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết