Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo

  1. 1. Thế nào là sử dụng bằng cấp giả khi xin việc
  2. 2. Xử lý hành chính đối với hành vi sử dụng bằng cấp giả khi xin việc?
  3. 3. Xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng bằng cấp giả đi xin việc

Khi người lao động đi xin việc, các doanh nghiệp thường yêu cầu họ xuất trình các loại giấy tờ, bằng cấp chứng minh trình độ, năng lực để đánh giá xem người lao động có phù hợp với vị trí được tuyển dụng hay không. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện nay,  việc làm giả bằng cấp ngày một phổ biến và phức tạp hơn. Vậy, sử dụng bằng cấp giả khi đi xin việc bị xử lý như thế nào?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về vấn đề này, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 04/2021 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục 

Thế nào là sử dụng bằng cấp giả khi xin việc

Bằng cấp giả được hiểu là các loại giấy tờ, chứng chỉ, văn bằng được in ấn, có dấu đỏ giống hệt so với các giấy tờ, chứng chỉ bằng cấp thật. Tuy nhiên, nếu bằng cấp thật được cấp khi một cá nhân hoàn thành một khóa học tốt nghiệp, đủ điều kiện được cấp bằng thì bằng cấp giả lại do các tổ chức, cá nhân chuyên làm bằng giả cung cấp. Về giá trị, bằng cấp thật có giá trị chứng minh một cá nhân có đầy đủ các kiến thức, kỹ năng ở một lĩnh vực nào đó còn bằng cấp giả không có giá trị gì, nhưng dễ nhầm lẫn với bằng cấp thật do bằng giả hiện nay được làm một cách rất tinh vi.

Hành vi sử dụng bằng cấp giả đi xin việc là hành vi của người lao động sử dụng các giấy tờ, chứng chỉ, bằng cấp giả do các tổ chức làm bằng giả cung cấp, nhằm đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động.

Hiện nay, hành vi sử dụng bằng giả đi xin việc là một hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật. Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi mà có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Xử lý hành chính đối với hành vi sử dụng bằng cấp giả khi xin việc?

Điều 23 Nghị định 04/2021 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;

b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;

c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;

b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”

Như vậy, hành vi sử dụng bằng giả được coi là hành vi “Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung”, hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi này sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu bằng cấp giả.

Xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng bằng cấp giả đi xin việc

Nếu hành vi sử dụng bằng cấp giả đi xin việc gây nguy hiểm cho xã hội ở một mức độ nhất định thì sẽ bị xử lý hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” quy định tại điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

“1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: 

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

- Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác… cho việc thực hiện hành vi trái pháp luật. Hành vi này được hiểu là hành vi làm ra một cách trái phép con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức như khắc con dấu giả, chế bản, in, ký tên, đóng dấu… để tạo ra các giấy tờ, tài liệu giả mang danh của các cơ quan tổ chức.

+ Hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả cho việc thực hiện hành vi trái pháp luật. Hành vi này được hiểu là hành vi sử dụng các đối tượng này như là phương tiện khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Trong đó người sử dụng có thể là người đã làm ra con dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhưng cũng có thể là người khác.

- Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của chủ thể là lỗi cố ý.

- Hình phạt: hình phạt chính áp dụng cho tội phạm này có mức cao nhất là 07 năm tù giam. Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là phạt tiền từ 05 triệu đến 50 triệu đồng.

Nhìn chung, hành vi sử dụng bằng giả khi đi xin việc sẽ gây ảnh hưởng xấu, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa những người lao động. Do vậy, pháp luật luôn có những quy định nhằm trừng trị thích đáng, răn đe đối với hành vi này.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Hợp đồng lao động cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười 2022

Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười 2022

Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo
Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười 2022

Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo
Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười 2022

Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo
Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 28 Tháng Mười 2022

Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết