Quyền Thăm Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

  1. 1. Quyền thăm con sau ly hôn của cha mẹ
  2. 2. Xử phạt hành chính đối với hành vi ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn của cha mẹ
  3. 3. Yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn
  4. 4. Thủ tục hạn chế quyền thăm con sau ly hôn
    1. 1. Thẩm quyền giải quyết
    2. 2. Hồ sơ cần chuẩn bị:
    3. 3. Thời gian giải quyết 

Hiện nay, sau khi ly hôn theo bản án của Tòa, con cái sẽ được giao cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, người còn lại có quyền chăm nom nuôi dưỡng con. Vậy khi vợ hoặc chồng cũ không cho thăm con sau ly hôn thì xử lý như thế nào? Quyền thăm con sau ly hôn được quy định như thế nào theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành?

Quyền thăm con sau ly hôn của cha mẹ

Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định việc chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ. Cha mẹ phải yêu thương con, chăm lo việc học tập giáo dục, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Và cha, mẹ có quyền ngang nhau cùng chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên… Kể cả khi đã ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con vẫn có những quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng mà không ai được cản trở.

Căn cứ Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở..."

Do đó, sau khi ly hôn, vợ hoặc chồng cũ hay bất kì người nào khác không được can thiệp, ngăn cản bên còn lại thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con. Việc vợ hoặc chồng cũ không cho thăm con sau ly hôn là hành vi ngăn cản thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng… là vi phạm quy định của luật hôn nhân gia đình 2014.

Xử phạt hành chính đối với hành vi ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn của cha mẹ

Căn cứ Điều 56, Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về:

"Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."

Như vậy, đối với hành vi ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn của cha mẹ, có thể bị xử phạt hành chính lên đến 10 triệu đồng.

Yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

Mặc dù cha, mẹ có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và sau khi ly hôn quyền này vẫn còn tồn tại và không ai được cản trở. Tuy nhiên trên thực tế, trong nhiều trường hợp quyền này bị lạm dụng nhằm mục đích cản trở và gây ảnh hưởng xấu đến con.

Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014, quy định về hạn chế quyền thăm con của cha mẹ:

"Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."

Nếu thấy việc thăm nom con bị lạm dụng với mục đích cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con có quyền gửi yêu cầu đến Toà án có thẩm quyền để hạn chế quyền thăm con với bên còn lại. 

Thủ tục hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc yêu cầu hạn chế quyền thăm con là một trong những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau khi ly hôn của cha hoặc mẹ.

Có thể nộp đơn hạn chế quyền thăm con sau ly hôn tại: 

- Tòa án cấp Huyện nơi cha/mẹ của con chưa thành niên cư trú (thường trú + tạm trú), làm việc (điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự)

- Tòa án cấp Huyện nơi người con cư trú (thường trú + tạm trú) (điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự)

Hồ sơ cần chuẩn bị:

- Đơn yêu cầu có nội dung chính gồm: Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên Tòa án có thẩm quyền; Tên, địa chỉ, số điện thoại… của người yêu cầu, người liên quan; Trình bày cụ thể yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn của người kia cùng lý do, mục đích, căn cứ…

- Các giấy tờ, tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh cho yêu cầu của mình.

- Quyết định/bản án ly hôn.

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn (bản sao).

Thời gian giải quyết 

Căn cứ Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự, thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu được thực hiện như sau:

- 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo: Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết. Nếu đơn chưa đầy đủ thì người yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung trong 07 ngày;

- 03 ngày làm việc làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Toàn án thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

- 01 tháng: Thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu.

- 15 ngày: Tòa án mở phiên họp để giải quyết việc dân sự.

Thời gian giải quyết yêu cầu hạn chế quyền thăm con sau ly hôn sẽ diễn ra trong khoảng 01-02 tháng hoặc còn có thể kéo dài hơn vì những lý do khách quan.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về Quyền thăm con sau ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành và những kiến thức pháp luật liên quan.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Ly hôn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình 2022 Mới Nhất - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình 2022 Mới Nhất - Luật Apollo
Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết