Ngành Nghề Kinh Doanh - Quy Định Pháp Luật 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
-
1. Quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh
- 1. Ngành nghề cấm kinh doanh
- 2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- 3. Ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện (ngành nghề kinh doanh thông thường)
- 2. Vi phạm quy định về ngành nghề kinh doanh bị xử lý như thế nào?
Trong giai đoạn mở cửa thị trường, giao lưu kinh tế như hiện nay, nhu cầu kinh doanh của các chủ thể ngày càng tăng cao. Khi có nhu cầu muốn đầu tư kinh doanh, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà các chủ thể cần phải tính đến đó là việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, song phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Vậy, ngành nghề kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào?
Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Ngành nghề kinh doanh, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh là những lĩnh vực kinh doanh cụ thể mà chủ thể kinh doanh lựa chọn để tiến hành hoạt động kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh được chia thành các loại như sau:
- Ngành nghề cấm kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện
Ngành nghề cấm kinh doanh
Theo khoản 1 điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, một trong các quyền của doanh nghiệp là “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm”. Khi tiến hành kinh doanh, các chủ thể kinh doanh được tự do lựa chọn các ngành nghề kinh doanh mà mình cảm thấy phù hợp, song không được tiến hành kinh doanh các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật. Chủ thể kinh doanh chỉ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm kinh doanh.
Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh sẽ do pháp luật của từng quốc gia quy định, có thể sẽ có sự khác nhau ở từng giai đoạn để phù hợp với tình hình đất nước. Tại Việt Nam, các ngành nghề cấm kinh doanh được quy định tại điều 6 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
“a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020;
c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
g) Kinh doanh pháo nổ;
h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Theo quy định tại khoản 1 điều 7 Luật Đầu tư 2020 “Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Xuất phát từ ảnh hưởng, tác động của ngành, nghề kinh doanh đối với kinh tế, xã hội, môi trường, điều kiện kinh doanh cần đáp ứng thường là các điều kiện về nhân sự, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường… Những điều kiện kinh doanh này là những tiêu chuẩn đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng trong quá trình hoạt động với sự giám sát, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay, Quốc hội là cơ quan quyết định Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ rà soát Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cho phù hợp. Luật Đầu tư 2020 hiện nay quy định danh mục này gồm 227 ngành nghề, ví dụ: sản xuất con dấu, kinh doanh dịch vụ cầm đồ,...
Ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện (ngành nghề kinh doanh thông thường)
Ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện hay ngành nghề kinh doanh thông thường là các ngành nghề kinh doanh không được liệt kê trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cũng không phải là các ngành nghề bị cấm kinh doanh. Một số ngành nghề có thể kể đến như: bán lẻ thiết bị dụng cụ thể dục thể thao, dịch vụ hành chính văn phòng tổng hợp, in ấn…
Đối với các ngành nghề kinh doanh thông thường, chủ thể kinh doanh có thể tiến hành hoạt động kinh doanh ngay sau khi thành lập mà mà không phải thực hiện thêm các thủ tục về điều kiện kinh doanh.
Vi phạm quy định về ngành nghề kinh doanh bị xử lý như thế nào?
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh. Tuy vậy, quá trình lựa chọn ngành nghề và đi vào kinh doanh trên thực tế phải luôn tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Trường hợp chủ thể kinh doanh có hành vi vi phạm quy định về ngành nghề kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính, tùy vào mức độ vi phạm mà mức xử phạt cũng sẽ khác nhau. Một số hành vi vi phạm quy định về ngành nghề kinh doanh phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
- Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh (phạm vi, đối tượng, quy mô, địa bàn, thời hạn, địa điểm…): phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (theo khoản 2 điều 6 Nghị định 98/2020)
- Kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh đã hết hiệu lực hoặc không đáp ứng điều kiện kinh doanh trong quá trình kinh doanh hoặc sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng ( theo khoản 3 điều 6 Nghị định 98/2020)
- Kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh: phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi (theo điều 7 Nghị định 98/2020).
Nhìn chung, khi có nhu cầu kinh doanh, lựa chọn ngành nghề, các chủ thể cần chú ý tìm hiểu các quy định liên quan đến ngành nghề đó để xác định được loại ngành nghề mình muốn kinh doanh. Từ đó có thể tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh một cách thuận lợi, nhanh chóng.
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Ngành nghề kinh doanh cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.
Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!
Apollo
Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an
Bài viết liên quan
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022