Ngành Nghề Kinh Doanh Có Điều Kiện - Luật Apollo

  1. 1. Khái niệm, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện
    1. 1. Khái niệm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện
    2. 2. Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  2. 2. Phân loại điều kiện kinh doanh 
    1. 1. Dựa vào nội dung của điều kiện kinh doanh
    2. 2. Dựa vào thủ tục xác nhận việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh
  3. 3. Thủ tục bổ sung đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp. Tuy nhiên, tự do kinh doanh vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật, việc đặt ra các điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề là rất cần thiết, giúp bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong suốt quá trình hoạt động. Vậy, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được pháp luật quy định như thế nào?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý

Luật Kiểm toán độc lập 2011

Luật Đầu tư 2020

Khái niệm, đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Khái niệm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Khoản 1 điều 7 Luật Đầu tư 2020 định nghĩa về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:

“Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”

Hiện nay, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 227 ngành nghề. Điều kiện đầu tư kinh doanh được coi là cán cân điều khiển sự cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và xã hội dưới các khía cạnh về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng. 

Đặc điểm của ngành nghề kinh doanh có điều kiện

  • Thứ nhất, chỉ một số ngành nghề lĩnh vực kinh doanh nhất định phải áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh. Điều kiện đầu tư kinh doanh chỉ áp dụng cho các ngành, nghề có liên quan đến môi trường, tác động đến trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng, phải tuân thủ những yêu cầu kinh doanh hoặc những quy tắc nghề nghiệp đầy  nghiêm ngặt.
  • Thứ hai, việc phân loại ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là biện pháp điều tiết nền kinh tế thị trường hữu hiệu. Thông qua việc đặt ra các điều kiện đầu tư kinh doanh cho các ngành nghề, chất lượng đầu vào của chủ thể kinh doanh cũng được nâng cao.
  • Thứ ba, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện chính là công cụ quản lý hoạt động kinh doanh và khuôn khổ điều chỉnh quyền tự do kinh doanh của các chỉ thể khi tham gia vào thị trường.
  • Thư tư, ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải được đảm bảo những điều kiện đã đặt ra trong suốt quá trình kinh doanh. Trong trường hợp khi đi vào hoạt động, chủ thể kinh doanh không đáp ứng được các điều kiện thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Phân loại điều kiện kinh doanh 

Điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh… Có thể phân loại các điều kiện này dựa trên những tiêu chí sau:

Dựa vào nội dung của điều kiện kinh doanh

  • Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật: tùy thuộc vào yêu cầu cần thiết đối với mỗi ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, pháp luật có quy định một số điều kiện về vị trí hoạt động sản xuất kinh doanh (cách xa khu dân cư, cách xa nơi ô nhiễm…), điều kiện về diện tích kho bãi, cửa hàng, hàng rào ngăn cách (kinh doanh kho bãi, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan…), điều kiện về phương tiện vận chuyển, điều kiện lưu giữ, ….
  • Điều kiện về nhân sự là những điều kiện về con người với các yêu cầu, đòi hỏi về kỹ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, được quy định phù hợp với mỗi ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ví dụ, một công ty TNHH hai thành viên trở lên muốn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, trong đó có điều kiện “Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên góp vốn” (điều 21 Luật Kiểm toán độc lập 2011).

Dựa vào thủ tục xác nhận việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh

  • Loại điều kiện kinh doanh cần phải thực hiện thủ tục xác nhận bằng văn bản. Thuộc nhóm này, chủ thể kinh doanh phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trong một số trường hợp, chủ thể không bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin phép hoặc đăng ký để được cấp giấy chứng nhận nhưng phải thực hiện thủ tục công bố công khai việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Loại điều kiện kinh doanh do chủ thể kinh doanh tự thực hiện mà không phải làm thủ tục xác nhận hoặc xin phép. Thuộc nhóm này, chủ thể chỉ cần tự đối chiếu các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện về nhân sự và có nghĩa vụ tuân thủ trong suốt quá trình hoạt động.

Thủ tục bổ sung đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Khi tiến hành kinh doanh ngành nghề có điều kiện, chủ thể cần thực hiện thủ tục xác nhận hoặc thông báo đủ điều kiện kinh doanh. Thủ tục này được thực hiện sau khi chủ thể đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc sau khi chủ thể có đăng ký kinh doanh bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong quá trình hoạt động.

Xem thêm bài viết: Quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh

Thủ tục xác nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thủ tục thông báo đủ điều kiện kinh doanh sẽ được áp dụng cho từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể, tuy vậy đều có một số điểm chung như:

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý yêu cầu là cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan như: bộ Y tế, bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công an…
  • Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục là các luật chuyên ngành hoặc các nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Loại thủ tục cần thực hiện: đăng ký để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc thông báo đủ điều kiện kinh doanh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Nhìn chung, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường có ảnh hưởng, tác động đến tình hình kinh tế xã hội ở một mức độ nhất định. Vì thế, các thương nhân muốn tiến hành kinh doanh các ngành nghề này cần chú ý tuân thủ đúng các quy định pháp luật, bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được diễn ra có hiệu quả.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết