Ly Hôn Với Người Bị Mất Năng Lực Hành Vi Dân Sự - Luật Apollo

  1. 1. Quy định của pháp luật về người mất năng lực hành vi dân sự
  2. 2. Người có quyền yêu cầu ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự?
  3. 3. Hồ sơ ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự gồm những gì ?
  4. 4. Thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Chung sống với một người bị mất năng lực hành vi dân sự là một việc rất khó khăn, trên phương diện đời sống tình cảm, vật chất, con cái cũng phải chịu không ít thiệt thòi. Nhiều người chọn ly hôn để giải thoát bản thân khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc, tuy nhiên việc ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự còn nhiều khó khăn vì liên quan đến quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho bên thứ ba thực hiện việc ly hôn. Vậy khi ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân cần chú ý những vấn đề gì?

Căn cứ pháp lý:

1. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quy định của pháp luật về người mất năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 người mất năng lực hành vi dân sự được quy định như sau:

"1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện."

Căn cứ Khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

"1. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi."

Như vậy, trong trường hợp một trong hai bên là vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự người đơn phương yêu cầu ly hôn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người kia mất năng lực hành vi dân sự. Tòa án cấp huyện nơi cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết yêu cầu.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, theo đề nghị của người yêu cầu, Tòa án sẽ giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Sau khi nhận được kết luận giám định, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu. Trong trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. 

Người có quyền yêu cầu ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự?

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Như vậy vợ hoặc chồng có đủ năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Ngoài ra cha, mẹ, người thân thích khác vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự.

Lưu ý: Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn với vợ; trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại khoản 3 điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Hồ sơ ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự gồm những gì ?

  • Đơn xin ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự (có thể viết tay hoặc đánh máy). Đơn này phải đúng theo quy định của từng Tòa.
  • Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc);
  • Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú của hai vợ chồng (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của các con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan (đăng ký xe; sổ tiết kiệm; GCNQSDĐ; bản tự khai của con trên 7 tuổi,…).

Thủ tục ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự

Bước 1: Yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi dân sự (Nếu chưa được Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự)

Bước 2: Tòa án chỉ định người giám hộ cho vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự 

Theo quy định, khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại sẽ là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự. Nhưng khi ly hôn, trong trường hợp này, vợ hoặc chồng không thể đại diện cho bên còn lại, bởi có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ. Khi có đơn xin ly hôn, Tòa án sẽ chỉ định người đại diện theo quy định tại Điều 46, 47, 48, 49, 50 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn

Vợ hoặc chồng chuẩn bị những hồ sơ bao gồm những giấy tờ mà Luật Apollo đã nêu ở trên

Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện xin ly hôn tại Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền qua các phương thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền
  • Nộp hồ sơ thông qua gửi bằng đường bưu điện 

Bước 5: Tiếp nhận hồ sơ, xem kết quả, nhận kết quả và xử lý đơn

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, thẩm phán Tòa án được phân công giải quyết sẽ ra thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí ly hôn.

Bước 6: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm

Tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Sau đó, nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án.

► Như vậy, Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án và ra thông báo thụ lý vụ án:

  • Nếu ly hôn mà hai vợ, chồng đã thỏa thuận được về việc phân chia tài sản và không yêu cầu Tòa án phân chia hoặc yêu cầu Tòa án công nhận thỏa thuận phân chia tài sản chung hoặc khi hai vợ, chồng không có tài sản chung để phân chia (không có giá ngạch) thì án phí là 300.000 đồng.
  • Nếu ly hôn có giá ngạch tức là trong vụ việc ly hôn vợ, chồng yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung, nợ chung… thì mức tạm ứng án phí, lệ phí được tính theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH về miễn, giảm, thu, nộp án phí.

Bước 7: Tòa án triệu tập lên lấy lời khai tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật

Trường hợp, Tòa án không chấp thuận yêu cầu ly hôn. Người yêu cầu ly hôn có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.

► Như vậy, Vợ hoặc chồng phải làm thủ tục đề nghị Tòa án tuyên người còn lại là người mất năng lực hành vi dân sự. Sau đó mới làm hồ sơ xin ly hôn gửi lên tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

Trên đây là nội dung, thông tin Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự. 

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề và thắc mắc về liên quan đến ly hôn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết