Lấy Lời Khai Khi Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo

  1. 1. Khái niệm về lấy lời khai khi giải quyết ly hôn 
  2. 2. Đặc điểm của hoạt động lấy lời khai của đương sự của Tòa án khi giải quyết ly hôn
  3. 3. Chủ thể lấy lời khai và người được lấy lời khai
  4. 4. Ý nghĩa của hoạt động lấy lời khai 

Hiện nay,  việc Tòa án lấy lời khai của đương sự khi giải quyết một vụ án ly hôn là một trong những cách thức để thu thập chứng cứ nhằm giúp Tòa án nắm bắt một cách nhanh nhất nội dung vụ án. Việc lấy lời khai của đương sự khi giải quyết ly hôn có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ việc ly hôn.

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật tố tụng dân sự

Khái niệm về lấy lời khai khi giải quyết ly hôn 

Ta có thể hiểu hoạt động lấy lời khai là một trong các hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trong tố tụng dân sự nhằm phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự thông qua lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng để từ đó đưa ra trình tự, thủ tục do luật quy định để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng vào giải quyết vụ việc dân sự.

► Như vậy việc tiến hành lấy lời khai trong giải quyết ly hôn tuân theo quy định về lấy lời khai trong tố tụng dân sự, mục đích nhằm để thu thập lại những nguyên nhân lý do dẫn đến việc vợ, chồng ly hôn để từ đó có thể đưa ra những biện pháp hòa giải cho hai bên và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật.

Đặc điểm của hoạt động lấy lời khai của đương sự của Tòa án khi giải quyết ly hôn

Thứ nhất, hoạt động lấy lời khai của đương sự của Tòa án là một hoạt động thu thập nội dung, thông tin về vụ việc ly hôn của Tòa án để đưa ra căn cứ giải quyết  nên mang tính quyền lực.

Thứ hai, hoạt động lấy lời khai của đương sự của Tòa án trong tố tụng dân sự được thực hiện sau khi Tòa án thụ lý vụ việc ly hôn và chủ yếu do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự tiến hành

Thứ ba, là hoạt động hỗ trợ của Tòa án cho việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự

Thứ tư, phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

► Việc lấy lời khai trong khi giải quyết  ly hôn nó tuân theo những đặc điểm về lấy lời khai của bộ luật tố tụng dân sự nhằm thu thập thông tin từ phía hai bên đương sự để giải quyết vụ việc và đồng thời chứng minh được nó để Tòa án tiến hành theo tất cả trình tự thủ tục mà pháp luật quy định. 

Chủ thể lấy lời khai và người được lấy lời khai

Hoạt động lấy lời khai của đương sự được quy định tại Điều 98 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó chủ thể có quyền lấy lời khai của đương sự là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án. Thẩm phấn có thể tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Như vậy chỉ có Thẩm phán mới có quyền lấy lời khai của đương sự. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp Thư ký hoặc cán bộ Tòa án thực hiện việc lấy lời khai của đương sự theo sự phân công của Thẩm phán.

Người được lấy lời khai là đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan việc lấy lời khai của đương sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc làm sáng tỏ nội dung vụ án dân sự, yêu cầu của các đương sự và là cơ sở để xác định đường lối giải quyết vụ án, khi Thẩm phán tiến hành các hoạt động thu thập tài liệu  chứng cứ nói chung lấy lời khai nói riêng đối với người tham gia tố tụng phải xác định được họ là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự có khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền.

Ý nghĩa của hoạt động lấy lời khai 

- Ý nghĩa đối với giải quyết vụ việc ly hôn là tuân theo vụ việc dân sự của Tòa án nhằm lấy lời khai của đương sự của Tòa án trong tố tụng dân sự nói riêng giữ vai trò là tiền đề để cần thiết cho việc giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc.

- Ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhằm giữ vai trò hỗ trợ cho các đương sự trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ để đảm bảo được lợi ích của mình thông qua quá trình đánh giá thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự cho thấy có rất nhiều trường hợp đương sự không thể tự mình viết được bản tự khai, hay nội dung bản tự khai không đầy đủ, không rõ ràng mâu thuẫn với chính lời khai của họ trước đó hoặc với đương sự hay người làm chứng.

- Ý nghĩa đối với xã hội nhằm giúp Tòa án thực hiện vai trò là cơ quan bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân  nhiệm vụ này của Tòa án được thể hiện rất rõ ràng thông qua vai trò của Tòa án trong quá trình thu thập chứng cứ.

Trên đây là nội dung, thông tin Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về những quy định lấy lời khai khi giải quyết ly hôn.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề và thắc mắc về liên quan đến ly hôn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình 2022 Mới Nhất - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình 2022 Mới Nhất - Luật Apollo
Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết