Hoà Giải Khi Ly Hôn - Luật Apollo

  1. 1. Các hình thức hoà giải khi ly hôn
  2. 2. Hoà giải tại Toà án khi Ly hôn thuận tình
  3. 3. Hoà giải tại Toà án khi Ly hôn đơn phương

Khi ly hôn, nhà nước khuyến khích cả hai bên vợ/chồng thực hiện hoà giải với mục đích hàn gắn tình cảm, giúp cả hai suy nghĩ kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định ly hôn, tránh trường hợp sau này phải hối tiếc. Vậy việc Hoà giải khi ly hôn được thực hiện thế nào? Có bắt buộc không? 

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho những câu hỏi trên, đưa ra kiến thức pháp luật liên quan để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề Hoà giải khi ly hôn!

Căn cứ pháp lý:

Luật Hôn nhân gia đình 2014

Luật Tố tụng dân sự 2015

Các hình thức hoà giải khi ly hôn

Căn cứ Điều 52, Điều 54, Luật Hôn nhân gia đình 2014, khi giải quyết ly hôn sẽ có 02 hình thức hòa giải:

► Thứ nhất, Hòa giải cơ sở 

(Được tiến hành trước khi nộp đơn yêu cầu ly hôn)

“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở” (Điều 52 Luật Hôn nhân gia đình 2014).

Căn cứ quy định trên, việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc nhưng được nhà nước khuyến khích. Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, tổ dân phố, cụm dân cư, xã, phường, thị trấn… Hòa giải ở cơ sở là giai đoạn không bắt buộc, có áp dụng thủ tục này không là theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng; bởi mục đích của hòa giải cơ sở được thực hiện nhằm giúp các bên tự giải quyết mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ; giữ gìn; củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy truyền thống tốt đẹp trong gia đình.

► Thứ hai, Hòa giải tại Tòa án

“Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. (Điều 54 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

Hoà giải tại Toà án khi Ly hôn thuận tình

Căn cứ Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, quy định về Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn như sau:

“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trước khi tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

2. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.”

⇒ Như vậy, theo quy định pháp luật hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc do đó dù các bên thuận tình hay đơn phương ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành thủ tục hòa giải, nhằm mục đích hàn gắn lại tình cảm vợ chồng. 

Tuy nhiên có một số trường hợp ly hôn không hoà giải được tại Toà án, cụ thể:

  • Trường hợp bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình vắng mặt nhiều lần khi đã được Toà án triệu tập hợp lệ.
  • Trường hợp vợ hoặc chồng là người mất năng lực hành vi dân sự.
  • Trường hợp vợ hoặc chồng không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.
  • Trường hợp vợ hoặc chồng đề nghị không tiến hành hoà giải.

Hoà giải tại Toà án khi Ly hôn đơn phương

Khi khởi kiện ly hôn đơn phương ra toà án, việc giải quyết vụ án ly hôn sẽ giống như giải quyết những vụ án dân sự thông thường và phải tuân theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Theo Điều 10 Bộ luật TTDS 2015 quy định về Hoà giải trong tố tụng dân sự như sau:

“Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”

Căn cứ Điều 205, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”.

Việc hoà giải phải được tiến hành theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 205, Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

  • Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
  • Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Lưu ý: 

Khi tiến hành hoà giải một vụ án dân sự, Toà án phải tuân theo những quy định tại Điều 208, 209, 210, 211, 212, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể như sau:

  • Toà án phải thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 208)
  • Phiên hoà giải phải có đầy đủ những thành phần theo quy định (Điều 209)
  • Toà án phải tuân theo đúng trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 210)
  • Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải (Điều 211)
  • Sau thời hạn 07 ngày kể từ khi lập biên bản hoà giải, Toà án phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều 212)

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Hoà giải khi ly hôn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết