ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC GIỮA ÁN TREO VÀ CẢI TẠO KHÔNG GIAM GIỮ?

Án treo và cải tạo không giam giữ là hai trong những biện pháp được áp dụng với người đã bị kết án. Thoạt nhìn, hai biện pháp này đều có hình thức giống nhau là người bị kết án được tự do hoạt động ngoài xã hội trong sự giám sát, quản lý và giáo dục của địa phương cư trú, cơ quan công tác. Đây cũng chính là điểm gây nên sự nhầm lẫn giữa án treo và cải tạo không giam giữ. Hãy cùng Công ty Luật TNHH Apollo tìm hiểu về những điểm chung, điểm riêng của hai chế tài này qua bài viết dưới đây:

Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

- Luật Thi hành án hình sự năm 2019;

- Nghị quyết 02/2018/NQ – HĐTP.

1. Điểm giống nhau

- Đều không để người bị kết án phải ngồi tù mà được tự do hoạt động ở ngoài xã hội. Người được áp dụng hai biện pháp này phải có nơi cư trú rõ ràng, nơi làm việc ổn định.

- Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, giáo dục các đối tượng được hưởng án treo và cải tạo không giam giữ là:

+ Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc

+ Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, giáo dục người đó.

- Thực hiện một số nghĩa vụ giống nhau như:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc;

2. Điểm khác nhau

Tiêu chí

Án treo

Cải tạo không giam giữ

Cơ sở pháp lý

- Điều 65 Bộ luật hình sự 2015

- Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP

- Luật Thi hành án hình sự 2019

- Điều 36 Bộ luật hình sự 2015

- Luật Thi hành án hình sự 2019

Bản chất

Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện.

Là hình phạt chính.

Điều kiện

- Bị phạt tù không quá 03 năm

- Nhân thân tốt.

- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ

- Thuộc trường hợp không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.

- Mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng.

- Có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng và xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Trường hợp không được áp dụng

Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP

Vi phạm các điều kiện trên

Thời hạn hình phạt

Khoản 4, Khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015

Khoản 1 Điều 36 Bộ luật hình sự 2015

Thời gian thử thách

Từ 01 năm đến 05 năm

Không có quy định

Chủ thể quản lý, giám sát

- Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú

- Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương

- Cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú

- Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã

Hậu quả khi vi phạm

 Có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung

- Cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên thì bị buộc chấp hành hình phạt tù của bản án được hưởng án treo

- Phạm tội mới thì phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới

 

Nếu vi phạm nghĩa vụ chấp hành án, đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên nhưng vẫn còn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị kiểm điểm

Hình phạt bổ sung

Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

Khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về “Điểm giống và khác giữa án treo và cải tạo không giam giữ?" theo quy định pháp luật hiện hành. nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về tội phạm cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Hai, 10 Tháng Hai 2025

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Hai, 10 Tháng Hai 2025

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự

luatapollo

Thứ Hai, 10 Tháng Hai 2025

Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự
Quy định về Khởi tố vụ án hình sự

luatapollo

Thứ Hai, 10 Tháng Hai 2025

Quy định về Khởi tố vụ án hình sự
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết