Tội Cưỡng Dâm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự - Luật Apollo

  1. 1. Quy định chung của pháp luật về tội cưỡng dâm
    1. 1. Tội cưỡng dâm là gì?
    2. 2. Các yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm
      1. 1. Khách thể
      2. 2. Khách quan
      3. 3. Chủ quan
      4. 4. Chủ thể
    3. 3.
    4. 4. Các hình phạt đối với tội cưỡng dâm
    5. 5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng dâm
  2. 2.
  3. 3. So sánh giữa tội cưỡng dâm và tội hiếp dâm
    1. 1. Giống nhau
    2. 2. Khác nhau

Ngày nay tội phạm về cưỡng dâm xảy ra không còn xa lạ gì đối với xã hội hiện đại. Với số lượng vụ việc ngày càng nhiều câu hỏi đặt ra là lý do vì sao mà tội cưỡng dâm lại xuất hiện và trở nên phức tạp, khó xác định? Tội cưỡng dâm có khác với tội hiếp dâm không? Thời hạn khởi kiện tội cưỡng dâm là bao lâu? Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về tội hiếp dâm được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Cơ sở pháp lý

1. Bộ luật hình sự 2015

2. Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141,142,143,144,145,146,147 của Bộ luật hình sự và việc xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

3. Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục (số 329-HS2 ngày 11/5/1967) của Tòa án nhân dân tối cao

Quy định chung của pháp luật về tội cưỡng dâm

Tội cưỡng dâm là gì?

Theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội cưỡng dâm:

“Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác”

Tội cưỡng dâm là loại tội xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo vệ về danh dự nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con người. Tội cưỡng dâm xuất hiện khi con người bị chi phối và phụ thuộc vào người khác, họ lâm vào những hoàn cảnh buộc họ phải đánh đổi.

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng dâm

Để nhận biết như nào được gọi là tội cưỡng dâm, hay dấu hiệu nhận biết tội cưỡng dâm là như nào? Thì người thực hiện tội phạm phải có đủ 4 yếu tố tạo nên tội phạm. Phải có đủ 4 yếu tố này thì một người mới được coi là người phạm tội, nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt. 

Khách thể

Khách thể của tội cưỡng dâm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm cưỡng dâm xâm hại - đó là quyền nhân thân của con người, cụ thể là quyền được tôn trọng về nhân phẩm danh dự. Đối tượng tác động của tội phạm cưỡng dâm là người bị lệ thuộc người phạm tội hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.

Khách quan

► Hành vi

Theo quy định của Điều 143 thì hành vi khách quan của tội cưỡng dâm là hành vi “khiến” và hành vi quan hệ tình dục khác là kết quả của hành vi “khiến”. Hành vi “khiến” ở tội cưỡng dâm được hiểu là hành vi khống chế tư tưởng bằng việc lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh quẫn bách của nạn nhân để buộc họ phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác theo ý mình.

Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân cũng có thể đa dạng như: dụ dỗ, đe doạ hoặc bằng tình cảm, bằng tiền bạc, có khi chỉ là một lời hứa, câu nói…thông thường, việc khống chế tư tưởng được thực hiện bằng một hành vi công nhiên: một sự dọa dẫm hoặc hứa hẹn, tức là người phạm tội không từ một thủ đoạn nào miễn là thực hiện được ý đồ giao cấu với người bị hại hoặc lợi dụng người bị hại đang ở trong tình trạng quẫn bách để họ phải miễn cưỡng giao cấu với mình.

Hành vi đe dọa ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe dọa tê liệt ý chí, không dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe dọa chỉ bị khống chế tư tưởng, họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã miễn cưỡng chịu giao cấu hoặc chịu thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Trong đó, theo Nghị quyết 06/2019 của Hội đồng thẩm phán thì giao cấu quy định là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.

Hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

  • Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;
  • Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

Miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội: Được hiểu là người bị hại chấp nhận giao cấu nhưng không phải tự nguyện mà do sự tác động bởi các thủ đoạn khống chế tư tưởng (như doạ dẫm, hứa hẹn, giúp đỡ…) của người phạm tội.

Lưu ý:

  • Đối với tội cưỡng dâm, hành vi giao cấu với nạn nhân không chỉ là dấu hiệu khách quan của cấu thành mà nó là dấu hiệu bắt buộc (dấu hiệu cần và đủ). Nếu các dấu hiệu khác đã thoả mãn nhưng chưa có việc giao cấu xảy ra, thì chưa cấu thành tội phạm. 
  • Đối với tội cưỡng dâm nạn nhân vẫn có khả năng phản kháng nhưng miễn cưỡng để giao cấu. Sự miễn cưỡng của người bị hại là ý thức chủ quan của họ, nên trong nhiều trường hợp việc xác định nó không phải bao giờ cũng dễ dàng. Có người lúc giao cấu họ không hề miễn cưỡng nhưng sau đó vì một lý do nào đó họ lại tố cáo rằng mình phải miễn cưỡng giao cấu hoặc ngược lại, lúc giao cấu họ đã miễn cưỡng nhưng sau đó họ lại khai là không có sự miễn cưỡng.

=> Vì vậy, để xác định người bị hại có miễn cưỡng giao cấu với người phạm tội hay không cần phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án mà đặc biệt là mối quan hệ lệ thuộc giữa người bị hại với người phạm tội, hoàn cảnh lúc xảy ra việc giao cấu. 

► Hậu quả

Hậu quả của tội cưỡng dâm không được xác định trên thực tế bởi sẽ xem xét về hành vi để định tội danh. Đây là tội có cấu thành hình thức, tức là người phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm trong cấu thành tội phạm là đã được xác định phạm tội này, không cần căn cứ hậu quả từ hành vi ép người khác miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác gây ra như thế nào.

Chủ quan

Người phạm tội cưỡng dâm thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội biết được rằng người bị hại phụ thuộc mình hoặc biết họ là người đang trong tình trạng túng quẫn; đồng thời người phạm tội cũng biết hành vi đe doạ hay hứa hẹn của mình là hành vi lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc là hành vi lợi dụng tình trạng trên từ người khác để buộc nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu với mình. Đáng chú ý, khi việc giao cấu được tiến hành mà có người tưởng nhầm người có ý với mình, đã chủ động tìm đến để giao cấu thì không thỏa mãn dấu hiệu chủ quan của tội phạm này.

Động cơ phạm tội là động lực thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Động cơ phạm tội cưỡng dâm có thể do ham muốn, nhu cầu tình dục hoặc do các động cơ khác. Tuy nhiên, đối với tội cưỡng dâm thì động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Chủ thể

Trên thực tế, người phạm tội của tội cưỡng dâm thường là nam giới. Nhưng cũng có các trường hợp nạn nhân là nam giới và người đồng tính. Miễn là người đó có năng lực trách nhiệm hình sự. Tức là người đó phải có cả năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi. Ngoài ra người đó còn phải có tuổi chịu trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Theo hướng dẫn số 329-HS2 ngày 11/05/1967  của Tòa án nhân dân tối cao thì đối tượng bị hại phải là người có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội về nhiều mặt như về vật chất (như được nuôi dưỡng, được trợ giúp về điều kiện sinh sống..); về xã hội ( giữa bác sĩ với bệnh nhân); về tín ngưỡng; về công tác (như giữa giám đốc với nhân viên…). Tất cả mối quan hệ nêu trên phải là mối quan hệ lệ thuộc thực sự, tức là người phạm tội phải có uy thế nhất định đối với người bị hại.

Người đang ở trong tình trạng quẫn bách: Được hiểu là trường hợp người bị hại đó đang gặp những khó khăn rất lớn về điều kiện sinh sống, học tập…người thân đang mắc bệnh hiểm nghèo cần số tiền lớn cho chi phí ý tế đưa đi chữa trị ví dụ như hỗ trợ tiền cho sinh hoạt hàng ngày hoặc tiền thuốc chữa bệnh hiểm nghèo cho bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân thích khác…khó có thể khắc phục được cần phải có ngay sự giúp đỡ.

 

Các hình phạt đối với tội cưỡng dâm

Theo Điều 143 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hình phạt của tội cưỡng dâm bao gồm: Phạt tù (hình phạt chính): Mức thấp nhất từ 01 năm đến 18 năm; Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (hình phạt bổ sung): Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng dâm

Theo Điều 9, Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội cưỡng dâm cần căn cứ vào tội danh và mức phạt tù để xác định thời hiệu khởi kiện. Ví dụ người phạm tội biết mình bị HIV mà vẫn phạm tội với mức phạt tù đến 18 năm thì sẽ là tội đặc biệt nghiêm trọng tương ứng với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự  là 20 năm như vậy hết 20 năm kể từ khi có hành vi phạm tội người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

So sánh giữa tội cưỡng dâm và tội hiếp dâm

Cùng là các tội về tình dục nên tội cưỡng dâm và tội hiếp dâm có một số điểm chung nhất định và dễ bị nhầm lẫn, để phân biệt hai tội danh này sẽ có những điểm khác biệt.

Giống nhau

Hiếp dâm và cưỡng dâm là những tội phạm về tình dục, xâm phạm đến quyền tự do, nhân phẩm, danh dự của người khác. Hai tội phạm này đều trái hoặc không đúng ý muốn về tình dục của người khác. Cả hai tội này đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra là hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nhưng họ vẫn mong muốn thực hiện hành vi của mình mặc cho nạn nhân có thể bị tổn thương về thể chất và tinh thần. Chủ thể của cả hai tội này là bất kì người nào đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.

Khác nhau

► Tội cưỡng dâm

  • Nạn nhân: Nạn nhân phải là người lệ thuộc người phạm tội hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.
  • Hành vi: 

- Lợi dụng sự lệ thuộc của người bị hại  vào người phạm tội

- Lợi dụng sự quẫn bách của nạn nhân buộc họ phải miễn cưỡng giao cấu. Có sự đe dọa hoặc hứa hẹn đối với nạn nhân.

- Không sử dụng vũ lực. 

- Sử dụng mọi thủ đoạn tác động đến người lệ thuộc hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.

  • Mong muốn của nạn nhân:

Nạn nhân miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.Việc giao cấu không trái với ý muốn của người bị hại, mặc dù bị dùng các thủ đoạn để giao cấu nhưng nạn nhân vẫn có thời gian để nghĩ về quyết định “miễn cưỡng” của mình, có chấp nhận hay không với yêu cầu của người phạm tội. 

  • Tình trạng của nạn nhân:

- Người phạm tội lợi dụng tình trạng phụ thuộc của nạn nhân vào mình.

- Người phạm tội lợi dụng sự quẫn bách của nạn nhân trong tình trạng hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được, mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác.

- Người bị hại vẫn còn nhận thức được, còn khả năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách không còn con đường nào khác mà buộc phải giao cấu. Họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng miễn cưỡng để giao cấu.

  • Mức phạt: Thấp nhất là 01 năm tù, cao nhất là 18 năm tù.

► Tội hiếp dâm

  • Nạn nhân: Nạn nhân là bất cứ ai.
  • Hành vi:

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực. Nạn nhân bị sử dụng vũ lực hoặc bị đe dọa sử dụng vũ lực khi đó, nạn nhân ý thức được rằng nếu mình không đồng ý cho giao cấu thì hành vi đó sẽ lập tức diễn ra, trong trường hợp này người đó phạm tội hiếp dâm. Đối với tội hiếp dâm, nạn nhân sẽ có chống cự, chống trả bằng sức. 

- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân

- Thủ đoạn khác  (có thể là hành vi cho nạn nhân uống các loại thuốc kích thích, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nạn nhân để dụ dỗ nạn nhân giao cấu,…)

Những hành vi trên có mục đích nhằm làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

  • Mong muốn của nạn nhân:

Nạn nhân bị dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân,  giữa nạn nhân và người phạm tội không có sự lệ thuộc hoặc nạn nhân không ở tình trạng quẫn bách.

  • Tình trạng của nạn nhân:

Người phạm tội có thể lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của người bị hại để giao cấu. Tình trạng  không thể tự vệ được của nạn nhân có thể là nạn nhân bị bệnh động kinh, bệnh tâm thần hoặc do người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc mê...hoặc do các nguyên nhân khác như nạn nhân bị say xỉn, bị bất tỉnh, bị ốm đau bệnh tật...

  • Mức phạt: Thấp nhất là 02 năm tù, cao nhất là tù chung thân.

Tội phạm tình dục luôn là vấn đề nóng trong xã hội hiện nay. Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về tội cưỡng dâm, sự giống nhau và khác nhau giữa tội cưỡng dâm và tội hiếp dâm.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về tội phạm cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định về Khởi tố vụ án hình sự

luatapollo

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Quy định về Khởi tố vụ án hình sự
Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự

luatapollo

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết