Xúc Phạm Danh Dự Nhân Phẩm Của Người Khác Sẽ Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo

  1. 1. Thế nào là hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác?
  2. 2. Chế tài xử lý đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác
    1. 1. Chế tài hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác 
    2. 2. Trách nhiệm dân sự đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác 
    3. 3. Chế tài hình sự đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Đời sống kinh tế phát triển cùng với sự hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, con người có thể tiếp cần nhiều nguồn thông tin khác nhau, mạng xã hội là một trong những môi trường để các hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân hay một cộng đồng người được thực hiện, phát tán.

Vậy, hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác là gì? Các chế tài xử lý đối với hành vi này được pháp luật quy định ra sao?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Hiến pháp 2013

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Hình sự 2015

Nghị định 167/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình

Nghị định 174/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện

Thế nào là hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác?

Danh dự là sự đánh giá của xã hội về một cá nhân, được xây dựng trên thực tế của con người thể hiện qua các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị, năng lực của người đó trong một phạm vi nhất định. Do vậy danh dự của mỗi người được thừa nhận như quyền nhân thân. Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ. Danh dự và nhân phẩm của con người là hai yếu tố gắn liền với quyền nhân thân, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cơ bản của mỗi cá nhân trong xã hội.

Hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác là xâm phạm đến uy tín, giá trị làm người của người đó. Hành vi này được thể hiện dưới dạng hành động, có ảnh hưởng xấu trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm, khiến cho xã hội có cái nhìn không tốt đẹp về người này. Nếu hành vi xúc phạm đến danh dự dự nhân phẩm của người khác được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của người bị xúc phạm.

Ví dụ: Do mâu thuẫn trong học tập, A luôn tỏ thái độ ghen ghét với B. A đã bịa đặt thông tin B có quan hệ không lành mạnh với thầy giáo C và đăng lên mạng xã hội, đồng thời dùng các tài khoản ảo để chia sẻ thông tin này rộng rãi. Sự việc diễn ra trong một thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và việc học tập của A. Hậu quả là A bị trầm cảm mức độ nhẹ.

Chế tài xử lý đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác

Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm là quyền hiến định, được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 20 Hiến pháp 2013 như sau:

“ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Không ai hay cơ quan, tổ chức nào có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác, những hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác tùy vào mức độ nguy hiểm cho xã hội mà có thể bị xử lý theo chế tài hành chính, dân sự hoặc hình sự.

Chế tài hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác 

Đối với các hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thông thường (chưa đến mức nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội như tội phạm), người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. 

Chế tài hành chính đối với hành vi này đang được quy định tại điều 66 Nghị định 174/2013 về việc sử dụng thông tin số nhằm mục đích xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác. Cụ thể bị xử phạt số tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”. Hoặc bị xử phạt theo điểm a khoản 1 điều 5 Nghị định 167/2013 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình thì khi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Trách nhiệm dân sự đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác 

Theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, khi một cá nhân bị một thông tin xúc phạm danh dự nhân phẩm thì có quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó và buộc người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Căn cứ điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và các thiệt hại khác do pháp luật quy định. Người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác sẽ phải bồi thường các khoản thiệt hại trên và một khoản tiền khác để bù đắp những tổn hại về mặt tinh thần mà nạn nhân phải gánh chịu.

Chế tài hình sự đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

Hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác gây nguy hiểm cho xã hội tùy vào mức độ và biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm mà có thể bị xử lý hình sự theo một trong hai tội: Tội làm nhục người khác (điều 155 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội vu khống (điều 156 Bộ luật Hình sự 2015)

  • Tội làm nhục người khác: Người phạm tội này có hành vi có tính chất xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hình thức biểu hiện của hành vi này rất đa dạng, có thể là những lời nói có tính chất thóa mạ, sỉ nhục, miệt thị, hạ thấp danh dự, nhân phẩm…. hoặc có thể là những cử chỉ, hành vi có tính chất bỉ ổi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Những hành vi này có thể được thực hiện công khai trước mặt người bị xúc phạm hoặc có thể qua người khác để đến người này.

Tội làm nhục người khác có thể bị phạt tiền (cao nhất lên đến 30 triệu đồng) hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 02 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định đến 05 năm.

  • Tội vu khống: điểm a khoản 1 điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định một trong các hành vi của tội vu khống là “Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”. Người phạm tội có hành vi đưa ra những thông tin không đúng sự thật và có nội dung xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín người khác như đưa ra thông tin người khác có hành vi thiếu đạo đức, có hành vi vi phạm pháp luật mặc dù người đó không có hành vi này. Hình thức thực hiện có thể dưới những dạng khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác…

Đối với tội vu khống, người phạm tội có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 07 năm. Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là phạt tiền lên đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm một số công việc nhất định đến 05 năm.

⇒ Có thể nói, các hành vi xúc phạm đến danh dự nhân phẩm người khác đều sẽ để lại những hậu quả xấu đến người bị xúc phạm dù ở bất kỳ mức độ nào. Trong bối cảnh xã hội phát triển, các nguồn thông tin luôn được phổ biến rộng rãi một cách nhanh chóng thì các hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác lại càng có nhiều biến tướng và phức tạp hơn, đòi hỏi sự đấu tranh phòng chống của toàn xã hội.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Hành vi xúc phạm danh dự nhân phầm của người khác cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Ba, 09 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Ba, 09 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết