Truy Nã Là Gì? Đối Tượng Nào Bị Truy Nã? - Luật Apollo

  1. 1. 1. Truy nã là gì?
  2. 2. 2. Đối tượng nào bị truy nã?
  3. 3. 3. Quy định pháp luật về truy nã bị can
  4. 4. 4. Lệnh truy nã được thông báo thế nào?
  5. 5. 5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp truy nã

Truy nã là hiện tượng không còn xa lạ đối với nhận thức của người dân, những thông tin về tội phạm bị truy nã luôn được quan tâm bởi nhiều những nguy cơ xấu có thể xảy ra nếu một người phạm tội vẫn đang sinh sống và hoạt động ngoài vòng pháp luật. Vậy, Truy nã là gì? Đối tượng nào bị truy nã? Cùng tìm hiểu những quy định pháp luật về truy nã qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC

1. Truy nã là gì?

Truy nã là một hoạt động tố tụng hình sự, đây là việc cơ quan điều tra ra quyết định truy tìm tung tích tội phạm (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của toà án) mà người đó đã bỏ trốn không biết đang ở đâu. Việc truy nãn nhằm bắt giữ những tội phạm đang lẩn trốn để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

2. Đối tượng nào bị truy nã?

Căn cứ Điều 2, Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về những trường hợp là đối tượng bị truy nã: 

“1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.

3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.

4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.

5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.”

Quy định trên nêu ra 07 đối tượng cụ thể bị truy nã, đặc biệt tất cả các đối tượng đều được xác định có hành vi bỏ trốn không rõ tung tích, khiến cơ quan điều tra không thể xác minh được. Khi xác định một đối tượng phạm tội có hành vi bỏ trốn thì cơ quan điều tra phải có bằng chứng cho thấy hành vi, động cơ bỏ trốn của đối tượng thì lúc đó mới được phát lệnh truy nã.

Truy Nã Là Gì? Đối Tượng Nào Bị Truy Nã?

3. Quy định pháp luật về truy nã bị can

Căn cứ Điều 231, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về Truy nã bị can như sau:

"1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai."

Quy định về truy nã đối với bị can được quy định rất chi tiết và rõ ràng trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó kh xác định bị can bỏ trốn hoặc không xác định được bị can đang ở đâu thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định truy nã. Quyết định truy nã phải đầy đủ những thông tin theo luật định và được công khai để người dân biết, phát hiện tội phạm truy nã. Khi đã bắt được bị can thì quyết định truy nã sẽ bị đình nã và cũng được thông báo công khai. 

4. Lệnh truy nã được thông báo thế nào?

Như đã phân tích ở phần trên, lệnh truy nã sẽ được công khai để tất cả người dân cùng biết và phát hiện tội phạm. Vậy vấn đề này được quy định thế nào? Lệnh truy nã sẽ được công khai ở đâu?

Căn cứ Điều 6, Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về việc gửi và thông báo quyết định truy nã như sau:

“1. Quyết định truy nã phải được gửi đến:

a) Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;

b) Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);

d) Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);

e) Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;

f) Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

2. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.”

Như vậy, quyết định truy nã sẽ được gửi đến Cơ quan công an các cấp, Phòng cảnh sát truy nã tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân có liên quan, Toà án nhân dân… 

Lệnh truy nã sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình… với mục đích để mọi tổ chức, cá nhân đều biết mà phòng tránh và nếu phát hiện thì tự mình bắt giữ hoặc báo tin cho cơ quan công an để bắt giữ đối tượng. 

5. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp truy nã

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được hiểu là thời hạn mà người phạm tội sẽ bị truy cứu nếu như vẫn trong thời hạn đó. Hết thời hạn đó, người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đó nữa. Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được nêu rất rõ ràng trong Bộ luật Hình sự 2015, có sự phân biệt về thời hạn giữa từng mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

Căn cứ Khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

“a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”

Tuy nhiên đối với trường hợp tội phạm bị truy nã thì thời hiệu này sẽ không được tính, thay vào đó sẽ tính lại thời hiệu kể từ ngày người đó tự ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Như vậy, nếu bị truy nã một khoảng thời gian vượt quá thời hiệu trên thì người phạm tội cũng sẽ không được áp dụng quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, sẽ phải nhận đúng mức phạt với tội phạm mà mình gây ra bất cứ khi nào ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về Truy nã theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về tội phạm cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Quy định của pháp luật về Tội trộm cắp tài sản

luatapollo

Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022

Quy định của pháp luật về Tội trộm cắp tài sản
Truy Nã Là Gì? Đối Tượng Nào Bị Truy Nã? - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Hai, 05 Tháng Mười Hai 2022

Truy Nã Là Gì? Đối Tượng Nào Bị Truy Nã? - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết