Tội Cướp Tài Sản Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự - Luật Apollo

  1. 1. Quy định chung của pháp luật về tội cướp tài sản
    1. 1. Tội cướp tài sản là gì?
    2. 2. Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản
    3. 3.
    4. 4. Chuyển hóa tội phạm
    5. 5. Các mức hình phạt đối với tội cướp tài sản
    6. 6. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản
  2. 2.
  3. 3. Sự giống và khác nhau giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

Các vụ án về tội cướp tài sản gây bất an về tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội gia tăng. Mặc dù các bị cáo đã được đưa ra xét xử nghiêm minh nhưng đã gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân và bức xúc trong dư luận xã hội. Vậy tội cướp tài sản được hiểu là gì? Tội cướp tài sản có khác với tội cướp giật tài sản không? Người phạm tội có thể phải chịu những hình phạt gì?

Sau đây là một vài hướng dẫn được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015

Quy định chung của pháp luật về tội cướp tài sản

Tội cướp tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 168  Bộ luật hình sự năm 2015  sửa đổi bổ sung 2017 về tội cướp tài sản như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”

So với những tội phạm khác thì đây là loại tội ghép là loại có tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn vì cùng một lúc xâm hại đến hai khách thể được pháp luật bảo vệ. Đối tượng chiếm đoạt của hành vi cướp tài sản là tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tài sản của công dân. Thực tế cho thấy tài sản đã bị chiếm đoạt trong tội cướp thường là vật, tiền hoặc giấy tờ trị giá được bằng tiền, còn quyền tài sản hầu như chưa thấy xảy ra hoặc khó có thể là đối tượng chiếm đoạt của tội này. Đối với tài sản là vật thì thông thường bao giờ động sản (như tiền, vàng, xe máy…) cũng là đối tượng của tội cướp tài sản.

Các yếu tố cấu thành tội cướp tài sản

Để nhận biết như nào được gọi là tội cướp tài sản, hay dấu hiệu nhận biết tội cướp tài sản là như nào? Thì người thực hiện tội phạm phải có đủ 4 yếu tố tạo nên tội phạm. Phải có đủ 4 yếu tố này thì một người mới được coi là người phạm tội, nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu hình phạt. 

► Mặt khách quan: 

  • Hành vi:

- Có hành vi dùng vũ lực: Hành vi dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội dùng sức mạnh thể chất và công cụ phương tiện để tác động vào người của người gặp nạn như đấm, đá, bóp cổ… làm cho những người đó không thể kháng cự lại hoặc làm tê liệt ý chí kháng cự hay khả năng kháng cự của người đó để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản.

+ Sức mạnh thể chất: Là sức mạnh của chính bản thân người phạm tội như dùng tay bóp cổ nạn nhân, dùng tay kìm hãm hai tay nạn nhân, dùng chân đá vào chỗ hiểm của nạn nhân…

+ Sức mạnh vật chất là công cụ phương tiện phạm tội: Được hiểu là người phạm tội đã sử dụng các công cụ phương tiện phạm tội để tác động vào thể xác của nạn nhân như dùng súng bắn,  dao đâm, búa đập…vào người nạn nhân.

- Có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực: Nếu nạn nhân không giao tài sản hoặc không để cho người phạm tội có được tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện. Đó là hành vi cụ thể của người phạm tội (lời nói hung bạo hoặc hành động hoặc kết hợp cả hai) nhằm tạo cảm giác cho nạn nhân sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực ngay tức khắc nếu không giao tài sản. Tuy nhiên, hành vi đó phải ở mức làm tê liệt ý chí phản kháng của người bị đe dọa mới cấu thành tội cướp tài sản. Nếu người phạm tội không có ý thức sử dụng ngay vũ lực và nạn nhân cũng nhận thức được như vậy thì hành vi đe dọa dùng vũ lực thuộc cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

Đây chỉ là hành vi đe dọa mà chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa sử dụng vũ lực vừa đe dọa vẫn được coi là dùng vũ lực đối với người bị hại. Việc xác định đe dọa vũ lực có tức khắc hay không nhằm phân biệt với tội cưỡng đoạt tài sản.

- Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự: Là hành vi của người phạm tội cho nạn nhân biết sự việc đang diễn ra nhưng không có cách nào chống cự được như xịt ête. Với mục đích làm cho người bị tấn công bị tê liệt ý chí kháng cự hoặc không nhận thức được sự việc đang xảy ra để chiếm đoạt tài sản. Đặc điểm của dạng hành vi này, người phạm tội không tác động bằng sức mạnh vật chất vào người bị tấn công mà dùng các thủ đoạn tinh vi để tác động vào thể chất, tinh thần của người bị hại.

  • Hậu quả:

Xuất phát từ tính chất của loại tội phạm này nên tội cướp tài sản được coi là tội phạm có cấu thành hình thức. Do đó, chỉ cần có một trong các hành vi như trên đã ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Không cần quan tâm đến việc người phạm tội có lấy được tài sản hay không, giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt. 

► Khách thể:

Khách thể của tội cướp tài sản là quan hệ tài sản và nhân thân. Tội cướp tài sản cùng một lúc xâm phạm hai khách thể, quan hệ nhân thân là sức khỏe, tính mạng rồi đến quan hệ tài sản là tài sản của người nạn nhân. Hai quan hệ này có mối liên hệ mà nếu không có sự xâm phạm đến quan hệ đầu tiên thì sẽ không có sự xâm phạm đến quan hệ thứ hai. Đây là đặc trưng của tội cướp tài sản so với các tội như hiếp dâm, cưỡng dâm (khách thể là quan hệ nhân thân). 

► Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác chiếm đoạt và mong muốn chiếm đoạt tài sản đó. Mục đích của tội cướp tài sản là chiếm đoạt tài sản, đây là mục đích bắt buộc để cấu thành tội phạm nếu không có mục đích này hoặc người phạm tội thực hiện hành vi với mục đích khác thì không phải tội cướp tài sản.

►Chủ thể:

Theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự tội cướp tài sản không giống như các tội xâm phạm về nhân thân đơn thuần, vì tội cướp tài sản là tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng nên người phạm tội cướp tài sản là người từ đủ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. 

 

Chuyển hóa tội phạm

Khi thực hiện tội cướp tài sản, người phạm tội phát sinh ý thức chiếm đoạt trước khi có các hành vi như hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được. Nếu ý thức chiếm đoạt phát sinh sau khi đã thực hiện các như hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc…thì không phạm phải tội cướp tài sản, mà tương ứng với hành vi đó sẽ là các tội tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

Ví dụ: A đánh T vì mâu thuẫn trả thù, T do quá trình chạy A nên đã làm rơi chiếc điện thoại Iphone 13 Promax trị giá 30 triệu. A nảy sinh và thực hiện ý định chiếm đoạt chiếc điện thoại của T. 

► Chuyển hoá từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản:

Khi người phạm tội đã chiếm giữ được tài sản thì bị nạn nhân giành giật lại tài sản, khi đó người phạm tội sử dụng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc để giữ lấy tài sản đã chiếm đoạt được từ việc thực hiện một tội phạm khác thì đó là việc chuyển hoá tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản 

Khi người phạm tội, phạm vào một tội khác và bị nạn nhân giành giật lại tài sản, liền sau đó đã sử dụng vũ lực nhằm tẩu thoát thì không phạm vào tội cướp tài sản, vì lúc đó người phạm tội không có mục đích tiếp tục chiếm đoạt tài sản. Khi đó trường hợp này không tính là sự chuyển hoá từ tội phạm khác sang tội cướp tài sản mà hành vi sử dụng vũ lực trên được coi là hành hung để tẩu thoát đối với việc phạm tội trước đó (trường hợp này không có ý nghĩa đối với việc thay đổi tội danh mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng).

Nếu tài sản bị cướp lại là đối tượng của một tội phạm khác như ma túy, cần sa, chất phóng xạ thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng như tội chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật Hình sự); Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng phương tiện kỹ thuật (Điều 232 Bộ luật Hình sự); tội chiếm đoạt chất phóng xạ (Điều 236 Bộ luật Hình sự).

► Chuyển hoá từ tội cướp tài sản và tội cố ý gây thương tích:

Đối với việc người phạm tội ngoài việc chiếm đoạt tài sản còn gây thương tích cho người khác dưới 11% kèm theo các tình tiết tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự, thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Nếu gây thương tích từ 11% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với các khung nặng của tội cướp tài sản (khoản 2,3,4 Điều 133 Bộ luật Hình sự). 

► Chuyển hoá từ tội cướp tài sản và tội giết người:

Cần phân biệt sự khác nhau giữa hai tội giết người (mục đích để cướp tài sản) và tội cướp tài sản làm chết người. Tội cướp tài sản mà làm chết người là trường hợp người phạm tội không mong muốn giết người bị hại, cái chết của người bị hại không có mối quan hệ nhân quả trực tiếp đối với hành vi cướp tài sản. Tuy nhiên hành vi sử dụng vũ lực đó phần nào quyết định đến cái chết của người bị hại. Lúc đó tình tiết làm chết người sẽ là tình tiết tăng nặng quyết định hình phạt. Ngược lại tội giết người để cướp tài sản thì cái chết của người bị hại phải là sự mong muốn và mục đích và hậu quả trực tiếp của hành vi đó do người phạm tội gây ra.

Ví dụ: T dùng súng đe dọa nổ súng giết hại H tức khắc nếu H không giao tài sản. H hoảng loạn chạy thoát thân thì bị vấp ngã rơi từ trên cao xuống đất dẫn đến tử vong. Trường hợp này T không có mục đích trực tiếp giết H. Cái chết của H không có mối quan hệ nhân quả với hành vi của T.

Các mức hình phạt đối với tội cướp tài sản

Theo Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định các hình phạt như sau: Hình phạt chính: Phạt tù (Thấp nhất từ 01 năm tù đến tù chung thân); Hình phạt bổ sung: Phạt tiền (Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng); Phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm; Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội cướp tài sản

Theo Điều 9, Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự cưỡng dâm cần căn cứ vào tội danh và mức phạt tù để xác định thời hiệu khởi kiện. Ví dụ trường hợp phạm tội cưỡng dâm có tính chất chuyên nghiệp với mức phạt tù đến 15 năm thì sẽ là tội rất nghiêm trọng tương ứng với thời hiệu khởi kiện là 15 năm như vậy trong 15 năm kể từ khi có hành vi phạm tội.

 

Sự giống và khác nhau giữa tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản

Cùng là các tội về xâm phạm quyền sở hữu nên tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản có một số điểm chung nhất định và dễ bị nhầm lẫn, để phân biệt hai tội danh này sẽ có những điểm khác biệt.

► Giống nhau

  • Khách thể của tội phạm: Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Đều với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Chủ thể của tội cướp hay cướp giật cũng đều vì tài sản mà phạm tội
  • Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm của tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản đều thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích của cả hai tội phạm này là chiếm đoạt tài sản của người khác.

► Khác nhau

- Tội cướp tài sản

Hành vi: 

  • Dùng vũ lực: Dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.
  • Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: Đe dọa bằng lời nói, cử chỉ hành động sẽ thực hiện ngay tức khắc nếu nạn nhân không đáp ứng yêu cầu.
  • Làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được

Khách thể: Xâm phạm quyền nhân thân và quyền tài sản

Tình trạng nạn nhân: Tình trạng nạn nhân trong cướp tài sản là không thể chống cự. 

Tính nguy hiểm: 

Do khi phạm tội hung thủ luôn hướng đến việc làm tê liệt ý chí và triệt tiêu khả năng phản kháng của nạn nhân trước như đánh đập rồi mới cướp tài sản nên tội này nguy hiểm hơn tội cướp giật tài sản.

Mức phạt: Thấp nhất là 03 năm tù và cao nhất là tù chung thân. Có hình phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 đến 05 năm. Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

- Tội cướp giật tài sản:

Hành vi: 

  • Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được 
  • Lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản, bất ngờ và nhanh chóng (tính từ lúc hung thủ tiếp cận tài sản và thực hiện hành vi chiếm đoạt, trước đó hung thủ có thể dành thời gian tìm hiểu, điều tra nạn nhân) lợi dụng sự lơ là, mất cảnh giác của người bị hại rồi nhanh chóng tẩu thoát để tránh sự phản kháng.

Khách thể: Xâm phạm quyền tài sản nhưng có/hoặc không xâm phạm quyền nhân thân (sức khỏe)

Tình trạng nạn nhân: Tình trạng nạn nhân trong cướp giật tài sản là không kịp trở tay

Tính nguy hiểm: Hung thủ nhắm ngay đến tài sản làm sao để có được tài sản một cách nhanh chóng rồi tẩu thoát, cũng có thể trong lúc phạm tội hung thủ làm nạn nhân té ngã, bị thương nhưng đó không phải là mong muốn của tội phạm nên tội này thường ít nguy hiểm hơn tội cướp tài sản.

Mức phạt: Thấp nhất là 01 năm tù và cao nhất là tù chung thân. Hình phạt bổ sung là phạt tiền.

Tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản là hai tội danh có tên gọi khá giống nhau và thường bị nhầm lẫn với nhau. Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về tội cướp tài sản. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về tội phạm cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Sáu, 12 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định về Khởi tố vụ án hình sự

luatapollo

Thứ Sáu, 12 Tháng Tám 2022

Quy định về Khởi tố vụ án hình sự
Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự

luatapollo

Thứ Sáu, 12 Tháng Tám 2022

Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Sáu, 12 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết