Phân Biệt Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Và Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt Tài Sản -Luật Apollo

  1. 1. Khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 
  2. 2. Phân biệt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Như đã biết tội danh về lừa đảo chiếm đoạt tài sản lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều là những tội danh xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Để hiểu rõ, phân biệt được tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, hãy cùng Luật Apollo tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

 

Khái niệm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối, cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.
  • Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi của người được người khác tin tưởng giao tài sản trên cơ sở hợp đồng đúng đắn ngay thẳng đã lạm dụng lòng tin đó để chiếm đoạt tài sản.

Phân biệt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

Giống nhau: 

  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản giống nhau ở mặt khách thể đó là cùng xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, các nhân. 
  • Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. 
  • Chủ thể đều là  bất kỳ người nào đó từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Mặt chủ quan đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình trái pháp luật và nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi là gây ra sự mất mát về tài sản của người khác và mong muốn hậu quả xảy ra. Mục đích là chiếm đoạt tài sản của người khác. Quan hệ giữa thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt gian dối là điều kiện và thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt; hành vi chiếm đoạt là mục đích và kết quả của hành vi gian dối. Về hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khác nhau:

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khác nhau ở căn cứ pháp lý. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015

Về mặt khách quan

  • Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi: Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản cụ thể là người phạm tội đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là sự thật và tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động, bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản. Ở tội danh này, người có tài sản bị người phạm tội lừa dối nên mới giao tài sản cho người đó.
  • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gồm các hành vi: Vay, mượn, thuê hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  • Khác nhau về ý thức chiếm đoạt tài sản, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ý thức chiếm đoạt xuất hiện khi có giao dịch hợp đồng, tức là sau khi có được tài sản người phạm tội mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt. Ngoài ra còn khác nhau về giá trị tài sản để cấu thành tội phạm và khung hình phạt. 

Về thời điểm hoàn thành tội phạm.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đều hoàn thành khi chiếm đoạt được tài sản. Hai tội danh này khác nhau ở thời điểm có ý thức chiếm đoạt tài sản, người phạm tội lừa đảo có ý thức chiếm đoạt ngay từ ban đầu và để đạt được mục đích chiếm đoạt đó, họ thực hiện các hành vi gian dối để nhận được tài sản rồi chiếm đoạt. Vì vậy, ngay sau khi họ nhận được tài sản cũng là thời điểm họ chiếm đoạt tài sản, là thời điểm tội phạm hoàn thành. Còn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có hành vi chiếm đoạt sau khi họ đã có tài sản của chủ tài sản trong tay một cách ngay tình. Sau đó nếu họ có các hành vi như dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn… để không trả lại tài sản thì mới cấu thành tội phạm này. Do đó, thời điểm hoàn thành của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là thời điểm người phạm tội vi phạm những cam kết đã thỏa thuận, cố tình không trả, chiếm đoạt tài sản của người khác.

Trên đây là nội dung, thông tin Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự hiện nay.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Hai, 15 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định về Khởi tố vụ án hình sự

luatapollo

Thứ Hai, 15 Tháng Tám 2022

Quy định về Khởi tố vụ án hình sự
Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự

luatapollo

Thứ Hai, 15 Tháng Tám 2022

Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Hai, 15 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết