Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật - Luật Apollo

  1. 1. Hợp đồng dân sự là gì?
  2. 2. Đặc điểm hợp đồng dân sự
  3. 3. Hình thức của hợp đồng dân sự
  4. 4. Giao kết hợp đồng dân sự
    1. 1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự
    2. 2. Phương thức giao kết hợp đồng
    3. 3. Trình tự giao kết hợp đồng
    4. 4. Quy định của giao kết hợp đồng về địa điểm giao kết, thời điểm giao kết, hiệu lực hợp đồng.
  5. 5. Vi phạm hợp đồng dân sự
    1. 1. Trường hợp bị phạt vi phạm hợp đồng
    2. 2. Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự
  6. 6.
  7. 7. Hợp đồng dân sự vô hiệu khi có các trường hợp sau

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Vậy hợp đồng dân sự theo quy định pháp luật là gì? Phương thức giao kết hợp đồng dân sự, mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự, hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào?

Dưới đây với những kiến thức pháp luật về hợp đồng dân sự được Luật Apollo tổng hợp.

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật Dân sự 2015

Hợp đồng dân sự là gì?

Hợp đồng dân sự thể hiện cho một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận và cùng nhau làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ.

Dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015. 

Đặc điểm hợp đồng dân sự

Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về sự thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. 

Tuy nhiên, thỏa thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự. Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh và phải sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân sự phát sinh trên thực tế.

Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.

Nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ hai nguồn gốc là hành vi pháp lý hoặc sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý bao gồm các sự kiện, hoặc tự nguyện hoặc không tự nguyện; hợp pháp hoặc không hợp pháp mà hậu quả pháp lý cụ thể của chúng được xác định không phải bởi các bên mà bởi pháp luật. 

Hành vi pháp lý là một sự thể hiện ý chí nhằm làm phát sinh ra một hậu quả pháp lý, có nghĩa là làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi thể hiện ý chỉ có thể là đơn phương (như đề nghị giao kết hợp đồng) hoặc có thể là đa phương, hay còn gọi là sự thống nhất ý chí, có nghĩa là sự thỏa thuận, mà sự thỏa thuận có mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng. 

Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.

Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.

Hình thức của hợp đồng dân sự

Trước đây Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định riêng về hợp đồng dân sự đến khi Bộ luật dân sự 2015 được ban hành thì quy định đã được xóa bỏ, bản chất chính là một giao dịch dân sự, trong đó hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  • Hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói thường được áp dụng đối với những giao dịch mà giá trị của hợp đồng không lớn, vì ưu điểm của nó là nhanh chóng và ít tốn kém nên được sử dụng phổ biến 
  • Đối với trường hợp mà hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể thì hai bên không có thỏa thuận bằng văn bản cũng như thỏa thuận bằng miệng suy cho cùng cũng đều là hành vi của con người. Như vậy hình thức này không phải được diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mà chỉ được thể hiện bằng một hành động thuần túy.
  • Với hình thức bằng văn bản, các bên khi tham gia giao dịch sẽ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình sau đó ghi nhận lại bằng văn bản.

Trong trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải được công chứng hoặc chứng thực .

Giao kết hợp đồng dân sự

Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

  • Thứ nhất, việc giao kết hợp đồng giữa các bên phải được thực hiện trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, không bị ép buộc, lừa dối hay cưỡng ép. Mọi cam kết, thỏa thuận giữa các bên không vi phạm những điều cấm của luật, không được trái với đạo đức xã hội; đồng thời các cam kết phải có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác trong xã hội tôn trọng.
  • Thứ hai, mọi cá nhân, pháp nhân trong giao kết hợp đồng đều bình đẳng.
  • Thứ ba, các bên trong giao kết hợp đồng phải thực hiện một cách trung thực, thiện chí.
  • Thứ tư, việc giao kết hợp đồng giữa các bên không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, xâm phạm đến lợi ích công cộng, quyền và xâm phạm lợi ích hợp pháp của người khác.

Phương thức giao kết hợp đồng

► Giao kết hợp đồng bằng lời nói

Theo khoản 3 Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng”.

Cho đến nay pháp luật cũng không nói rõ đó là thời điểm cụ thể nào, quy định này được hiểu là hợp đồng bằng lời nói có thời điểm giao kết là thời điểm mà các bên đã  thỏa thuận và hiểu rõ về nội dung cơ bản của hợp đồng.

► Giao kết hợp đồng bằng văn bản

Theo khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản". 

Nhưng pháp luật lại quy định một số hợp đồng phải được công chứng, chứng thực tại nơi mà cơ quan có thẩm quyền.

► Giao kết hợp đồng hành vi

Theo quy định của pháp luật hiện hành, giao kết hợp đồng hành vi được thiết lập thông qua hành động của các chủ thể đối với nhau chứ không phải thông qua văn bản hay lời nói.

Trình tự giao kết hợp đồng

Bước 1: Đề nghị giao kết hợp đồng.

Là việc một bên thể hiện ý chí và mong muốn của mình để bày tỏ cho bên kia ý muốn tham gia giao kết với họ một hợp đồng dân sự.

Bước 2: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Là việc bên được đề nghị giao kết hợp đồng chấp nhận lời đề nghị và tiến hành việc giao kết hợp đồng với bên đưa ra đề nghị. 

Nếu như hết thời hạn mà bên nhận lời đề nghị không phản hồi thì mặc định họ từ chối lời đề nghị của bên đề nghị.

Quy định của giao kết hợp đồng về địa điểm giao kết, thời điểm giao kết, hiệu lực hợp đồng.

► Về địa điểm: Theo quy định của pháp luật hiện hành, địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm giao kết hợp đồng thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

► Về thời điểm: giao kết hợp đồng như pháp luật đã quy định, là khi bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

► Về hiệu lực: Theo Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2015, hiệu lực của hợp đồng giao kết bắt đầu phát sinh kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác với nhau trong hợp đồng.

Vi phạm hợp đồng dân sự

Trường hợp bị phạt vi phạm hợp đồng

Việc phạt hợp đồng chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Do đó, nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng thì các bên thực hiện theo thỏa thuận đó. Nếu không có thỏa thuận thì bên vi phạm sẽ không phải chịu phạt nếu vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, dù không có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bên vi phạm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho mình theo căn cứ Điều 13, Điều 360 và Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, bên có quyền được yêu cầu bên vi phạm hợp đồng bồi thường thiệt hại mà lẽ ra mình được hưởng do hợp đồng mang lại và yêu cầu bên vi phạm chi trả, chi phí phát sinh do không hoàn thành hợp đồng.

Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự

Thực tế giao kết hợp đồng dân sự hiện nay, hầu hết đều có thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng do vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, thoả thuận về các điều khoản này như thế nào để đúng pháp luật và bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì không phải ai cũng biết. Theo  quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, có đề cập đến những nội dung này, nhưng theo tác giả cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần ban hành hướng dẫn chi tiết hơn để các chế định này thật sự phát huy hiệu quả trong giao kết hợp đồng dân sự.

Phạt vi phạm hay còn gọi là phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên,Theo Điều 418 BLDS năm 2015, quy định về thỏa thuận phạt vi phạm:

1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại".

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.” 

 

Hợp đồng dân sự vô hiệu khi có các trường hợp sau

  • Hợp đồng  dân sự bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  •  Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
  • Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về quy định về hợp đồng dân sự

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về hợp đồng dân sự cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự

luatapollo

Thứ Bảy, 13 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự
Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản

luatapollo

Thứ Bảy, 13 Tháng Tám 2022

Lãi Suất Trong Hợp Đồng Vay Tài Sản
Quy Định của Pháp Luật Về Hợp Đồng Gia Công

luatapollo

Thứ Bảy, 13 Tháng Tám 2022

Quy Định của Pháp Luật Về Hợp Đồng Gia Công
Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán đất

luatapollo

Thứ Bảy, 13 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán đất
Quy định của pháp luật về hợp đồng đặt cọc

luatapollo

Thứ Bảy, 13 Tháng Tám 2022

Quy định của pháp luật về hợp đồng đặt cọc
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết