Tội Phạm Là Gì? Đặc Điểm Và Phân Loại Tội Phạm - Luật Apollo

  1. 1. Tội phạm là gì? 
  2. 2. Đặc điểm của tội phạm
    1. 1. Yếu tố nguy hiểm cho xã hội
    2. 2. Yếu tố lỗi của chủ thể
    3. 3. Dấu hiệu được quy định trong Bộ luật hình sự
    4. 4. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện
  3. 3. Phân loại tội phạm

Tội phạm là một hiện tượng xã hội rất được quan tâm và phổ biến trong xã hội. Hiện nay số lượng tội phạm đang ngày càng gia tăng, đặc biệt đội lốt dưới nhiều hình thức tinh vi đơn cử như tội phạm công nghệ cao. Ý thức tìm hiểu về tội phạm được pháp luật quy định theo đó cũng tăng cao. Vậy chúng ta hiểu tội phạm là gì? Cần chú ý đến những đặc điểm gì và phân loại tội phạm như thế nào?

Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm bắt rõ hơn những quy định pháp luật về vấn đề này:

Căn cứ pháp lý: 

Bộ luật hình sự 2015

Tội phạm là gì? 

Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội phạm như sau:

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Tội phạm gì gì?

Đặc điểm của tội phạm

Từ quy định trên ta có thể xác định được những đặc điểm của tội phạm gồm: 

Yếu tố nguy hiểm cho xã hội

Đây là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất, quyết định những dấu hiệu khác của tội phạm. 

Ta có thể hiểu Nguy hiểm cho xã hội bao gồm tính gây thiệt hại về khách quan và tính có lỗi về chủ quan. Gây thiệt hại có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ như: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. 

Một hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, có thể là: 

  • Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại; 
  • Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi; 
  • Tính chất, mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra; 
  • Tính chất, mức độ lỗi; 
  • Tính chất của động cơ, mục đích phạm tội. 

Yếu tố lỗi của chủ thể

Người thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu họ đã lựa chọn và thực hiện trong khi họ có đủ điều kiện lựa chọn  một cách xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội. 

Lưu ý: Trong Luật không chấp nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là truy cứu TNHS chỉ căn cứ vào việc một người đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của họ. Việc áp dụng hình phạt không chỉ nhằm mục đích trừng trị mà còn nhằm mục đích giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, phòng ngừa tội phạm xảy ra. Mục đích giáo dục này chỉ có thể đạt được khi hình phạt được áp dụng vào người có lỗi. Đối với người không có lỗi, hình phạt không phát huy được tác dụng giáo dục. Do vậy, “có lỗi” phải được xác định là một nguyên tắc của luật hình sự và cấn được coi là một dấu hiệu quan trọng của tội phạm.  

Dấu hiệu được quy định trong Bộ luật hình sự

Đây là những dấu hiệu bắt buộc phải có ở những hành vi bị coi là tội phạm. Quy định này là cơ sở đảm bảo cho việc chống tội phạm được thống nhất, tránh tuỳ tiện, là động lực thúc đẩy cơ quan lập pháp phải kịp thời bổ sung, sửa đổi luật theo sát sự thay đổi của tình hình tội phạm. 

Lưu ý: Trong quá trình xác định tội phạm nếu chỉ coi trọng tính nguy hiểm cho xã hội sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện trong việc xác định tội phạm và ngược lại nếu quá coi trọng tính được quy định trong luật hình sự sẽ dễ dẫn đến tình trạng xác định tội phạm một cách hình thức, máy móc. Nhằm tránh những trường hợp như vậy, khoản 2 Điều 8 BLHS quy định: Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm.  

Do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện

- Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đủ tuổi chịu TNHS theo quy định của luật và không thuộc trường hợp mất năng lực nhận thức hoặc năng lực điều khiển hành vi do mắc bệnh.

- Pháp nhân thương mại trong trường hợp này trên thực tế chỉ là chủ thể của TNHS đối với tội phạm do cá nhân thực hiện nhân danh và vì lợi ích của thương mại (được quy định tại Điều 75 BLHS 2015). 

Đặc điểm phải chịu phạt: Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu biện pháp trách nhiệm là hình phạt, không có tội phạm thì không có hình phạt. Đây là lí do để coi việc phải chịu hình phạt là một đặc điểm của tội phạm. 

Lưu ý: Nói phạm tội là bất cứ hành vi phạm tội nào, do tính nguy hiểm cho xã hội đều bị đe dọa phải chịu hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc áp dụng và thi hành trong thực tế không phải mọi trường hợp đều bắt buộc phải chịu hình phạt. Trong thực tế vẫn có những trường hợp người phạm tội không phải chịu phạt đó là những trường hợp có tội nhưng được miễn TNHS, được miễn hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt. 

Phân loại tội phạm

Tội phạm tuy có chung dấu hiệu là đều nguy hiểm cho xã hội nhưng tuỳ từng hành vi cụ thể sẽ có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau.  Vì vậy pháp luật đã phân chia tội tội phạm ra làm 4 loại tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi đó.

Căn cứ Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 quy định về 04 loại tội phạm như sau:

"1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình."

Như vậy, tuỳ từng mức độ của hành vi sẽ phải chịu mức phạt nhẹ nhất là phạt tiền cho đến mức phạt nặng nhất là tử hình.

Mức độ tính nguy hiểm cho xã hội được cụ thể hoá ở tội ít nghiêm trọng là không lớn, ở tội nghiêm trọng là lớn, ở tội rất nghiêm trọng là rất lớn, và ở tội đặc biệt nghiêm trọng là đặc biệt lớn. Cũng giống như ở tội phạm nói chung có dấu hiệu về nội dung là tính nguy hiểm cho xã hội và dấu hiệu về hậu quả pháp lý là tính chịu phạt thì các nhóm tội phạm cũng có những dấu hiệu đó, vì đều là tội phạm nhưng với những nội dung cụ thể khác nhau. 

Trong áp dụng pháp luật hình sự, việc xác định loại tội phạm có nghĩa lớn đối với việc áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự và cả Tố tụng hình sự.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về Tội phạm. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về tội phạm cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Sáu, 25 Tháng Mười Một 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định về Khởi tố vụ án hình sự

luatapollo

Thứ Sáu, 25 Tháng Mười Một 2022

Quy định về Khởi tố vụ án hình sự
Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự

luatapollo

Thứ Sáu, 25 Tháng Mười Một 2022

Chính Sách Khoan Hồng Trong Pháp Luật Hình Sự
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Sáu, 25 Tháng Mười Một 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Quy định chung của pháp luật về tội cố ý gây thương tích

luatapollo

Thứ Sáu, 25 Tháng Mười Một 2022

Quy định chung của pháp luật về tội cố ý gây thương tích
Quy Định Pháp Luật Về Căn Cứ Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

luatapollo

Thứ Sáu, 25 Tháng Mười Một 2022

Quy Định Pháp Luật Về Căn Cứ Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết