Tố Giác Tội Phạm Là Gì? Quy Tình Tố Giác Tội Phạm - Luật Apollo

  1. 1. Tố giác tội phạm là gì?
  2. 2. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm
  3. 3. Người tố giác tội phạm được pháp luật bảo vệ thế nào?
    1. 1. Quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm
    2. 2. Biện pháp bảo vệ cho người tố giác tội phạm
  4. 4. Cơ quan, người có thẩm quyền bảo vệ người tố giác tội phạm
  5. 5. Quy trình tố giác tội phạm
    1. 1. Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác 
    2. 2. Bước 2: Tiến hành tố giác theo một trong hai hình thức bằng lời nói hoặc bằng văn bản
    3. 3. Bước 3: Theo dõi quá trình, kết quả giải quyết tố giác

Tố giác tội phạm là hoạt động phổ biến hiện nay thể hiện ý thức phòng tránh tội phạm, thượng tôn pháp luật. Tuy nhiên nhiều người còn phát sinh tâm lý lo sợ khi đi tố giác và không nắm được những quy định pháp luật về hoạt động này. Tố giác tội phạm là gì? Quy tình tố giác tội phạm - Luật Apollo xin gửi tới bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hoạt động tố giác tội phạm.

Căn cứ pháp lý: 

Bộ luật Hình sự 2017

Tố giác tội phạm là gì?

Theo Khoản 1, Điều 144, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đưa ra định nghĩa như sau: “​​Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.”

Tố giác tội phạm có thể được thực hiện dưới hai hình thức là bằng lời hoặc bằng văn bản. 

Bên cạnh đó, nếu người nào cố ý tố giác tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính hoặc nặng nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm

Theo Điều 145, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm như sau:

- Về nguyên tắc tin tố giác tội phạm phải được tiếp nhận một cách đầy đủ và được giải quyết kịp thời, không được từ chối tiếp nhận thông tin tố giác.

- Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác gồm:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

- Trách nhiệm thông báo kết quả tin tố giác cho bên báo tin về tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tin tố giác. 

Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm

Người tố giác tội phạm được pháp luật bảo vệ thế nào?

Quyền và nghĩa vụ của người tố giác tội phạm

Theo Điều 484, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định người tố giác tội phạm và những người thân thích của người tố giác đều sẽ được pháp luật bảo vệ. Theo đó, người tố giác tội phạm có quyền đề nghị được bảo vệ và có quyền được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của bản thân. Họ còn có quyền được biết về việc áp dụng biện pháp vệ cũng như thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp bảo vệ đó. Người tố giác còn có quyền được bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra, khôi phục danh dự nhân phẩm và các quyền lợi khác theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh những quyền nêu trên, người tố giác tội phạm còn phải thực hiện đúng theo các nghĩa vụ sau đây:

  • Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của cơ quan bảo vệ liên quan đến việc bảo vệ;

  • Giữ bí mật thông tin bảo vệ;

  • Thông báo kịp thời đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ về những vấn đề nghi vấn trong thời gian được bảo vệ.

Biện pháp bảo vệ cho người tố giác tội phạm

Các biện pháp bảo vệ cho người tố giác tội phạm được quy định tại Điều 486, Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

“​​1. Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ họ:

a) Bố trí lực lượng, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để canh gác, bảo vệ;

b) Hạn chế việc đi lại, tiếp xúc của người được bảo vệ để bảo đảm an toàn cho họ;

c) Giữ bí mật và yêu cầu người khác giữ bí mật các thông tin liên quan đến người được bảo vệ;

d) Di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập; thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân dạng của người được bảo vệ, nếu được họ đồng ý;

đ) Răn đe, cảnh cáo, vô hiệu hóa các hành vi xâm hại người được bảo vệ; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại theo quy định của pháp luật;

e) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc áp dụng, thay đổi các biện pháp bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.”

Như vậy, có thể thấy pháp luật đã đưa ra rất nhiều biện pháp để bảo vệ cho đối tượng là người tố giác tội phạm

Cơ quan, người có thẩm quyền bảo vệ người tố giác tội phạm

Theo Điều 485, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về cơ quan có thẩm quyền bảo vệ người tố giác tội phạm là:

  • Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;

  • Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố giác tội phạm là:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người được bảo vệ trong các vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự cùng cấp; đề nghị của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Bên cạnh đó, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân các cấp cũng có quyền đề nghị Cơ quan điều tra trực tiếp thụ lý vụ án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ đối với đối tượng là người tố giác và sự đề nghị này phải được thể hiện bằng hình thức văn bản. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố giác tội phạm trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý, giải quyết, điều tra thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có văn bản đề nghị với Cơ quan Cảnh sát điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.

Quy trình tố giác tội phạm

Khi thực hiện tố giác tội phạm, cần lưu ý về quy đình tố giác gồm các bước như sau:

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác 

Việc xác định đúng cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác là vô cùng quan trọng để tránh mất thời gian cũng như gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra tội phạm. Chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác tội phạm. 

Bước 2: Tiến hành tố giác theo một trong hai hình thức bằng lời nói hoặc bằng văn bản

Nếu tố giác bằng lời nói thì người tố giác có thể trực tiếp đến trình báo hoặc báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền đã nêu ở Bước 1. Nếu tố giác bằng văn bản thì người tố giác có thể gửi đơn tố giác trực tiếp hoặc qua đường bưu điện với cơ quan có thẩm quyền đã nêu ở Bước 1. 

Người tố giác cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ hiểu biết của mình về tội phạm sẽ tố giác.

Bước 3: Theo dõi quá trình, kết quả giải quyết tố giác

- Hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.

- Khi hết thời gian giải quyết tố giác, theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà không nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về "Tố giác tội phạm là gì? Quy tình tố giác tội phạm?" theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về tội phạm cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Năm, 15 Tháng Mười Hai 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Năm, 15 Tháng Mười Hai 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Quy định của pháp luật về Tội trộm cắp tài sản

luatapollo

Thứ Năm, 15 Tháng Mười Hai 2022

Quy định của pháp luật về Tội trộm cắp tài sản
Quy định chung của pháp luật về tội cố ý gây thương tích

luatapollo

Thứ Năm, 15 Tháng Mười Hai 2022

Quy định chung của pháp luật về tội cố ý gây thương tích
Truy Nã Là Gì? Đối Tượng Nào Bị Truy Nã? - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Năm, 15 Tháng Mười Hai 2022

Truy Nã Là Gì? Đối Tượng Nào Bị Truy Nã? - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết