Quy Định Về Thừa Kế Theo Pháp Luật - Luật Apollo
luatapollo
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2022
- 1. Thừa kế theo pháp luật là gì?
- 2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật.
- 3. Thời hiệu chia thừa kế theo pháp luật.
-
4. Người thừa kế theo pháp luật.
- 1. Hàng thừa kế thứ nhất
- 2. Hàng thừa kế thứ hai
- 3. Hàng thừa kế thứ ba
- 4. Thừa kế thế vị
Thừa kế là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong đời sống pháp luật hiện nay. Trong đó thừa kế theo pháp luật là một trong những vẫn đề được chú trọng. Vậy thừa kế theo pháp luật là gì? Các trường hợp nào được chia thừa kế theo pháp luật?
Căn cứ pháp lý:
Thừa kế theo pháp luật là gì?
► Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định.
► Người được thừa kế theo pháp luật là những người có:
- Quan hệ huyết thống: là những người cùng dòng máu trực hệ với nhau.
- Quan hệ hôn nhân: xuất phát từ việc kết hôn ( giữa vợ và chồng)
- Quan hệ nuôi dưỡng: là quan hệ dựa trên cơ sở nuôi con nuôi, được pháp luật thừa nhận giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.
Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế, đồng thời thực hiện nghĩa vụ mà người để lại di sản chưa thực hiện được trong phạm vi di sản được kế thừa.
Phạm vi những người thừa kế rất rộng, vì vậy pháp luật quy định thành nhiều hàng thừa kế. Trong đó, hàng thứ nhất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống gần gũi nhất so với các hàng khác.
>>> Xem thêm: Dịch Vụ Luật Sư Thừa Kế
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Theo Điều 650 BLDS 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thời hiệu chia thừa kế theo pháp luật.
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 trong thời hạn 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế thì người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản là bất động sản; trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế thì người thừa kế có quyền yêu cầu chia di sản là động sản.
- Nếu hết thời hiệu nêu trên mà những người thừa kế không yêu cầu chia di sản, thì di sản thuộc sở hữu của người thừa kế đang quản lý. trường hợp không có người thừa kế quản lý di sản thì di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản vả 30 năm đối với động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó.trường hợp không có người thừa kế quản lý và cũng không có người đang chiếm hữu ngay tình thì di sản thuộc về Nhà nước.
Người thừa kế theo pháp luật.
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 BLDS 2015 như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất
Gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết;
► Người thừa kế là vợ( chồng):
Được xác lập thông qua việc kết hôn quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
- Trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà chưa được toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản (khoản 2 Điều 655 BLDS 2015).
- Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản (khoản 3 Điều 655 BLDS 2015).
- Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết. Thực tế có thể xảy ra những trường hợp vợ, chồng có mâu thuẫn, nhưng không muốn ly hôn mà sống riêng nên chia tài sản chung. Sau đó một người chết, xét về mặt pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng, do đó người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.
► Người thừa kế là cha, mẹ, con:
- Cha, mẹ là người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ và ngược lại. Khái niệm con đẻ bao gồm con trong giá thú và ngoài giá thú, cho nên con ngoài giá thú cũng là người thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ mình.
- Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 BLDS 2015.
- Trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó cho nên họ không phải là
- người thừa kế của nhau theo pháp luật.
- Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với cha, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác, cô, dì, cậu ruột như người làm không làm con nuôi của người khác.
- Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế tài sản của nhau và còn được thừa kế tài sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 BLDS 2015.
Hàng thừa kế thứ hai
Gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
Ở hàng thừa kế này cần lưu ý:
- Anh ruột, chị ruột, em ruột là người cùng mẹ hoặc cùng cha. Một người mẹ có bao nhiêu con đẻ thì bấy nhiêu người con đó là anh, chị, em ruột của nhau, không phụ thuộc vào việc các người con đó có cùng cha hay khác cha, là con trong giá thú hay ngoài giá thú.
- Con riêng của vợ và con riêng của chồng không phải là anh, chị, em ruột của nhau.
- Con nuôi của một người không đương nhiên trở thành anh, chị, em của con đẻ người đó. Do đó, con nuôi và con đẻ của một người không phải là người thừa kế hàng thứ hai của nhau ( vì họ không phải anh, chị, em ruột của nhau).
- Người làm con nuôi của người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của anh chị em ruột của mình. Người có anh, chị, em ruột làm con nuôi của người khác vẫn là người thừa kế hàng thứ hai của người đã làm con nuôi của người khác đó.
Hàng thừa kế thứ ba
Gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột; chú ruột; cậu ruột; cô ruột; dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Cụ nội của một người là người sinh ra ông nội hoặc bà nội của người đó. cụ ngoại của một người là người sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó. Trường hợp cụ nội, cụ ngoại chết không có người thừa kế là con và cháu hoặc có người thừa kế nhưng họ đều từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản thì chắt sẽ được hưởng di sản của cụ.
- Những người là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột được hiểu như sau: Bác ruột là anh ruột hoặc chị ruột của cha đẻ hoặc mẹ đẻ của cháu. Chú ruột, cô ruột là em ruột của cha đẻ của cháu. Cậu ruột, dì ruột là em ruột của mẹ đẻ cháu.
Thừa kế thế vị
Theo nguyên tắc chung, người thừa kế là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế (sau khi người để lại di sản chết). Tuy nhiên pháp luật thừa kế nước ta còn quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. những trường hợp này gọi là thừa kế thế vị. Ngoài ra pháp luật còn quy định trường hợp đặc biệt: Cha, mẹ chết cùng thời điểm với ông hoặc bà thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ nhận di sản của ông, bà (Điều 652 BLDS).
Cháu phải sống vào thời điểm ông, bà chết là người thừa kế thế vị của ông, bà. Chắt cũng phải sống vào thời điểm cụ chết thì người thừa kế thế vị tài sản của cụ.
Xem thêm: Thừa kế thế vị là gì?
Lưu ý: Thừa kế thế vị với trường hợp con nuôi
Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”.
Luật nuôi con nuôi quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 24 như sau: "Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau. "
⇒ Như vậy, con nuôi chỉ có mối quan hệ với cha mẹ nuôi của mình mà không có mối quan hệ về các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng nhau đối với những người thân thích thuộc gia đình của bố mẹ nuôi như: bố mẹ của cha, mẹ nuôi; Anh chị em ruột của cha mẹ nuôi; Chú, bác, cô, dì ruột của cha mẹ nuôi. Do đó ta hiểu rằng, nếu không phải cháu ruột của những người này thì con nuôi không có quyền thừa kế thế vị.
>>> Xem thêm: Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế
Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Thừa kế theo pháp luật. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Thừa kế cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.
Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!
Apollo
Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an
Bài viết liên quan
luatapollo
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2022
luatapollo
Thứ Tư, 14 Tháng Chín 2022