Thời Hiệu Khởi Kiện Phân Chia Di Sản Thừa Kế - Luật Apollo

  1. 1. Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế là gì?
  2. 2. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế 
  3. 3. Hết thời hạn thì di sản được xử lý như thế nào? 

Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế là vấn đề đầu tiên cần phải lưu ý khi vướng vào tranh chấp về thừa kế và khởi kiện ra toà. Nếu hết thời hạn này thì sẽ không khởi kiện được và điều đó có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Vậy thời hiệu phân chia di sản thừa kế là gì? Xác định thế nào?

Bài viết dưới đây Luật Apollo sẽ giải đáp cho bạn đọc về vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015

Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế là gì?

- Thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế là thời hạn mà người thừa kế được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết chia di sản thừa kế nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì người thừa kế bị mất quyền khởi kiện. 

- Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu khởi kiện phân chia di sản như sau: 

  • Bất động sản: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm. 
  • Động sản: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm. 

- Thời hiệu được tính từ thời điểm mở thừa kế. Vậy thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2015, thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 71 BLDS 2015. 

- Khi hết thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự 2015
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu nêu trên

Bên cạnh đó nếu người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì thời hiệu là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế 

Khi xác định thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế, cần chú ý đến các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 có thể xác định:

- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan trong phạm vi thời hiệu làm cho chủ thể có quyền yêu cầu khởi kiện không thể khởi kiện. 

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục hoặc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng có phép: VD như dịch bệnh COVID 19, giãn cách xã hội…
  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. 

- Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền yêu cầu khởi kiện là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 

- Người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế cho trường hợp người đại diện trước đó chết, hoặc có lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Hết thời hạn thì di sản được xử lý như thế nào? 

Khi hết thời hạn khởi kiện phân chia di sản thừa kế, di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự 2015: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu nêu trên.

>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật Sư Thừa Kế

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Tranh chấp phân chia di sản thừa kế cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *