Đồng Phạm Là Gì? Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

  1. 1. Đồng phạm là gì?
  2. 2. Các loại đồng phạm
    1. 1. Người thực hành
    2. 2. Người tổ chức
    3. 3. Người xúi giục
    4. 4. Người giúp sức

Đồng phạm không còn là một khái niệm xa lạ trong xã hội mà tỷ lệ tội phạm có tổ chức ngày càng gia tăng như hiện nay. Được quy định chi tiết tại Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015, Đồng phạm là một hình thức chứa nhiều tình tiết phức tạp và nghiêm trọng. Vậy Đồng phạm là gì, Đồng phạm bao gồm những người nào và cần hiểu như thế nào cho chính xác, cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi:

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015

Đồng phạm là gì?

Căn cứ Điều 17, Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”

Như vậy, ta nhận thấy tội phạm có thể chỉ do một người thực hiện nhưng cũng có thể do nhiều người cùng gây ra, và trường hợp nhiều người cố ý thực hiện tội phạm được gọi là đồng phạm và đây là một hình thức phạm tội đặc biệt. 

Những dấu hiệu của đồng phạm được xác định như sau:

- Dấu hiệu về mặt khách quan: 

  • Có hai người trở lên: Đồng phạm đòi hỏi phải có ít nhất hai người trở lên và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm là điều kiện có năng lực TNHS. Dấu hiệu này chỉ đòi hỏi ở một loại người đồng phạm là người thực hành. 

  • Cùng thực hiện tội phạm: có nghĩa người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn hành vi sau: hành vi thực hiện tội phạm, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm, hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm. Trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng không đòi hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ một loại hành vi tham gia. Người đồng phạm có thể tham gia với một hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc. 

- Dấu hiệu về mặt chủ quan: 

Ở nội dung này, đòi hỏi người cũng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Đối với những tội có dấu hiệu về mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc thì đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện có chung một mục đích phạm tội.

  • Dấu hiệu lỗi: khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, những người phạm tội không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn có sự mong muốn người khác tham gia cùng thực hiện tội phạm.

  • Dấu hiệu mục đích phạm tội: ở đây những người là đồng phạm phải có cùng mục đích phạm tội. Nếu không thoả mãn dấu hiệu cùng mục đích sẽ không có đồng phạm. Trong trường hợp này, những người tham gia sẽ chịu TNHS độc lập với nhau. 

Đồng phạm là gì?

Các loại đồng phạm

Người thực hành

Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 BLHS: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm”

Trực tiếp thực hiện tội phạm gồm hai trường hợp: 

  • Thứ nhất, là trường hợp tự mình thực hiện hành vi, đây là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thông thường. Người phạm tội trong trường hợp này có thể sử dụng công cụ, phương tiện phạm tội kể cả sử dụng cơ thể người khác hoặc con vật như là công cụ. Trong vụ đồng phạm có thể nhiều người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm và họ được gọi là người đồng thực hành. 

  • Thứ hai, là trường hợp không tự mình thực hiện hành vi. Ví dụ như không tự mình thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác (đâm, bắn, chém…) hoặc không tự mình thực hiện hành vi huỷ hoại tài sản (đốt, đập, phá…) mà chỉ có hành động cố ý tác động người khác đề người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm nhưng họ lại không phải chịu TNHS cùng với người đã tác động. Việc người đã thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm không phải chịu TNHS có thể vì các lý do sau: họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm; họ được loại trừ TNHS do bị cưỡng bức tinh thần. 

Người tổ chức

Theo khoản 3 Điều 17 BLHS 2015: "Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm". Trong đó: 

  • Người chủ mưu được hiểu là người đề xướng chủ trương, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm, người này có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không. 

  • Người cầm đầu được hiểu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc lên kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. 

  • Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.

Người xúi giục 

Theo Khoản 3, Điều 17, BLHS 2015: "Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm".

Hành vi xúi giục có mức độ nghiêm trọng khác nhau, tùy đặc điểm riêng của người xúi giục và người bị xúi giục và cũng phải tuỳ vào mối quan hệ giữa họ với nhau. 

Người giúp sức

Theo khoản 3, Điều 17, BLHS 2015: "Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho người thực hiện tội phạm".

Thông thường, hành vi giúp sức được thực hiện dưới dạng hành động nhưng cũng có thể có trường hợp không hành động. Đó có thể là trường hợp của người có nghĩa vụ pháp lý phải hành động nhưng đã cố ý không hành động và qua đó đã loại trừ trở ngại khách quan ngăn cản việc thực hiện tội phạm của người trực tiếp thực hiện tội phạm, tạo điều kiện cho người đó có thể thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm được đến cùng. Ví dụ: A làm bảo vệ nhưng thấy B lấy tài sản của cơ quan nhưng lại không ngăn cản mà im lặng để B thực hiện hành vi trộm cắp. 

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về "Đồng phạm là gì" theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về tội phạm cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Quy định của pháp luật về Tội trộm cắp tài sản

luatapollo

Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022

Quy định của pháp luật về Tội trộm cắp tài sản
Quy định chung của pháp luật về tội cố ý gây thương tích

luatapollo

Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022

Quy định chung của pháp luật về tội cố ý gây thương tích
Truy Nã Là Gì? Đối Tượng Nào Bị Truy Nã? - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Hai, 28 Tháng Mười Một 2022

Truy Nã Là Gì? Đối Tượng Nào Bị Truy Nã? - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết