Quyền Thừa Kế Tài Sản Của Con Nuôi - Quy Định Pháp Luật Mới Nhất - Luật Apollo
luatapollo
Thứ Bảy, 29 Tháng Mười 2022
- 1. Con nuôi là gì?
- 2. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật nuôi con nuôi 2010:
- 3. Con nuôi có quyền thừa kế di sản theo pháp luật không?
-
4. Con nuôi được hưởng di sản thừa kế trong những trường hợp nào?
- 1. ► Con nuôi nhận di sản thừa kế theo di chúc
- 2. ► Con nuôi nhận di sản thừa kế theo pháp luật
- 5. Con nuôi có được hưởng di sản khi cha mẹ nuôi lập di chúc không để lại di sản cho con nuôi con nuôi không?
Vấn đề về Quyền thừa kế tài sản của con nuôi là vấn đề phức tạp và cần xem xét cẩn thận để tránh những tranh chấp liên quan tới thừa kế. Vậy vấn đề này được pháp luật quy định thế nào? Có những luồng quan điểm nào xoay quanh vấn đề này? Bài viết sau đây Luật Apollo sẽ giải đáp và hướng dẫn chi tiết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này!
Căn cứ pháp lý:
Con nuôi là gì?
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Luật nuôi con nuôi 2010:
“Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký”
Khi nhận nuôi con nuôi trên thực tế, thì bố mẹ nuôi phải đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký các thủ tục pháp lý để được pháp luật công nhận về mối quan hệ với con nuôi. Việc đăng ký này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ nuôi và con nuôi. Đặc biệt là việc xác định quyền thừa kế của con nuôi theo quy định của pháp luật. Bởi trên thực tế có rất nhiều trường hợp nuôi con nuôi trên thực tế, tức là không đăng ký tại các cơ quan có thẩm quyền nên khi cha mẹ nuôi mất đi không để lại di chúc, người con nuôi không được nhận di sản thừa kế theo pháp luật.
- Người nuôi con nuôi phải có những điều kiện:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
- Có tư cách đạo đức tốt.
- Những người sau đây không được nhận nuôi con nuôi:
- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Con nuôi có quyền thừa kế di sản theo pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, theo như quy định trên thì con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật, nên con nuôi có quyền thừa kế di sản theo pháp luật. Và những người cùng hàng được hưởng di sản bằng nhau, và sẽ không có sự phân biệt giữa phần thừa kế giữa con nuôi với những đồng thừa kế khác.
Con nuôi được hưởng di sản thừa kế trong những trường hợp nào?
Pháp luật hiện nay quy định về quyền thừa kế thống qua hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
► Con nuôi nhận di sản thừa kế theo di chúc
Như đã biết, di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân của người để lại di sản, muốn để lại di sản cho người thừa kế.
Vậy nên trong trường hợp có di chúc của cha mẹ nuôi không cần xác định người con nuôi đã được cha mẹ nuôi làm thủ tục nhận nuôi hay chưa, bởi đây là sự thể hiện ý chí cá nhân của cha mẹ nuôi nên chỉ cần di chúc hợp pháp thì người con nuôi có quyền nhận di sản.
► Con nuôi nhận di sản thừa kế theo pháp luật
Điều kiện để con nuôi được nhận di sản thừa kế theo pháp luật:
- Được thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi.
- Không thuộc các đối tượng bị truất thừa kế, hay là thuộc đối tượng không được hưởng di sản thừa kế (Điều 621 BLDS 2015).
Nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì con nuôi có quyền được hưởng di sản:
- Theo hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; và được hưởng phần di sản bằng nhau với các đồng thừa kế.
- Theo thừa kế thế vị: Đối với trường hợp này có hai luồng quan điểm đối lập nhau về vấn đề con nuôi của một người có đương nhiên trở thành người thừa kế thế vị của cha mẹ người đó hay không.
Phân tích về hai quan điểm:
(1) Quan điểm thứ nhất cho rằng thừa kế thế vị đối với trường hợp con nuôi chỉ xác định qua 02 đời: Mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được đặt ra giữa hai bên là cha mẹ nuôi và con nuôi, ngoài ra không kéo theo mối quan hệ ràng buộc nào giữa ông bà và cháu chắt . Mối quan hệ giữa ông bà và cháu chắt chỉ có ý nghĩa khi đó là quan hệ ruột thịt. Những người làm luật phân định hai trường hợp như sau:
- Trường hợp con nuôi chết trước người để lại di sản là cha, mẹ nuôi, đồng thời con đẻ của người con nuôi cũng đã chết trước người để lại di sản (nhưng chết sau cha hoặc mẹ) thì cháu của người con nuôi đó (tức là chắt của người để lại di sản) được hưởng phần di sản mà cha mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết.
- Trường hợp vừa có quan hệ huyết thống vừa có quan hệ nuôi dưỡng giữa các đời: Cần hiểu rằng con của một người không đương nhiên trở thành cháu của cha, mẹ người đó thì thừa kế thế vị không được đặt ra. Ví dụ: quan hệ giữa A, B, C, D, trong đó B là con đẻ của A, nhưng nếu C là con nuôi của B thì C không đương nhiên là cháu của A, và con của con nuôi không đương nhiên trở thành chắt của cha, mẹ người đó.
⇒ Tóm lại, với quan điểm trên: Trong trường hợp có yếu tố “con nuôi” thì chỉ xác định đối với đời thứ nhất và thứ hai. Từ đời thứ ba trở đi có yếu tố “con nuôi” thì không đương nhiên thừa kế thế vị.
(2) Quan điểm thứ hai cho rằng thừa kế thế vị đối với trường hợp con nuôi được đặt ra trong 04 đời: Bản chất của thừa kế thế vị là thay thế vị trí để nhận thừa kế. Theo Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “cháu” hoặc “chắt” thay thế vị trí của cha/mẹ để hưởng phần di sản mà cha/mẹ của cháu, chắt được hưởng nếu còn sống. Nói cách khác, “cháu” và “chắt” ở đây chỉ là thay thế vị trí của cha mẹ. Do đó, con nuôi không đương nhiên là “cháu”, “chắt” của người để lại di sản nhưng là con (nuôi) của người mà họ “thế vị” để nhận phần di sản mà nếu còn sống thì cha/mẹ của họ được nhận (ở đây không phải xác định theo hàng thừa kế nên không đặt ra vấn đề có phải là “cháu”, “chắt” của người để lại di sản). Do đó, thừa kế thế vị có yếu tố “con nuôi” được đặt ra trong cả 04 đời.
Lưu ý: Trường hợp cha mẹ nuôi kết hôn với người khác thì người con nuôi không đương nhiên trở thành con nuôi của người đó cho nên họ không phải là người thừa kế của nhau theo pháp luật.
Con nuôi có được hưởng di sản khi cha mẹ nuôi lập di chúc không để lại di sản cho con nuôi con nuôi không?
Để bảo vệ quyền lợi cho những người yếu thế trong xã hội, pháp luật đã quy định những trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Điều 644 BLDS 2015 quy định những người vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Như vậy trong trường hợp cha mẹ nuôi để lại di chúc nhưng không chia di sản cho con nuôi mà người con nuôi thuộc một trong các đối tượng được quy định tại Điều 644 BLDS 2015 thì vẫn được nhận ⅔ của một suất di sản chia theo thừa kế.
Lưu ý: Điều kiện để được áp dụng Điều 644 BLDS 2015 là người con nuôi đã được cha mẹ nuôi thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi ở cơ quan có thẩm quyền. Còn nếu chỉ là con nuôi trên thực tế không thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi ở cơ quan có thẩm quyền thì người con nuôi thuộc đối tượng quy định tại Điều 644 sẽ vẫn không được hưởng di sản theo như di chúc mà cha mẹ nuôi để lại.
>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật Sư Thừa Kế
Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Tranh chấp di sản thừa kế cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!
Apollo
Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an
Bài viết liên quan
luatapollo
Thứ Bảy, 29 Tháng Mười 2022
luatapollo
Thứ Bảy, 29 Tháng Mười 2022
luatapollo
Thứ Bảy, 29 Tháng Mười 2022
luatapollo
Thứ Bảy, 29 Tháng Mười 2022
luatapollo
Thứ Bảy, 29 Tháng Mười 2022
luatapollo
Thứ Bảy, 29 Tháng Mười 2022