Tội Hiếp Dâm Theo Quy Định Bộ Luật Hình Sự - Luật Apollo

  1. 1. Quy định chung của pháp luật về tội hiếp dâm
  2. 2. Tội hiếp dâm là gì?
    1. 1. Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm
    2. 2.
    3. 3. Các hình phạt đối với tội hiếp dâm
    4. 4. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hiếp dâm
  3. 3.
  4. 4. So sánh giữa tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm
    1. 1. Giống nhau:
    2. 2. Khác nhau:

Tội phạm nói chung và tội hiếp dâm nói riêng ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường. Khi nào một hành vi được coi là hiếp dâm, với tội hiếp dâm sẽ phải chịu những hình phạt gì? Hình phạt cao nhất của tội hiếp dâm là gì? Tội hiếp dâm khác với tội cưỡng dâm như thế nào? Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về tội hiếp dâm được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Cơ sở pháp lý:

1. Bộ luật hình sự 2015

2. Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141,142,143,144,145,146,147 của Bộ luật hình sự và việc xét xử các vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

Quy định chung của pháp luật về tội hiếp dâm

Tội hiếp dâm là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 ta có thể hiểu tội hiếp dâm là:

“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân…”

Theo đó mỗi người đều có quyền bất khả xâm phạm được pháp luật bảo vệ như quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Mọi hành vi xâm phạm các quyền trên đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm

► Khách thể: Xâm phạm đến danh dự nhân phẩm, quyền tự do tình dục của con người, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân. 

► Khách quan: Thể hiện qua thủ đoạn và một trong các hành vi bao gồm:

+ Hành vi dùng vũ lực

Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh về thể chất, dùng cơ thể như vật ngã, đè, giữ chân, tay, xé quần áo… của nạn nhân nhằm làm mất, hạn chế khả năng bảo vệ mình , chống trả của nạn nhân. Trong thực tế, có khá nhiều trường hợp người phạm tội đã dùng vũ lực tới mức làm cho nạn nhân bất tỉnh và sau khi người phạm tội đã thỏa mãn dục vọng thì người bị hại chết. Do vậy, người phạm tội ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả tội giết người.

+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực

Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói, động tác, cử chỉ… nhưng chưa có hành động nào tác động trực tiếp vào người nạn nhân. Nhưng lại làm cho nạn nhân tin rằng nếu nạn nhân không để kẻ tấn công thực hiện được hành vi giao cấu thì sẽ bị kẻ tấn công sử dụng vũ lực ngay tức khắc đối với mình.

+ Hành vi quan hệ tình dục khác

Theo khoản 2, Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP  hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng/khác giới sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể như ngón tay, ngón chân, lưỡi… xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn, miệng…của người khác.

+ Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân

Theo khoản 7, Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP người tấn công lợi dụng tình trạng nạn nhân lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu, thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:

  • Nạn nhân không thể chống cự được ví dụ như nạn nhân bị ngất, bị trói, bị khuyết tật… dẫn đến không thể chống cự được ví dụ: A bị B bắt cóc trói vào một chỗ. C là tay chân của B thấy thế liền hiếp dâm A. Như vậy, C đã lợi dụng tình trạng không thể tự về được của A để thực hiện hành vi hiếp dâm.
  • Nạn nhân bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi như nạn nhân bị say rượu, bia, chất kích thích, thuốc ngủ, thuốc an thần, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác… dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi.

+ Thủ đoạn khác  

Theo khoản 9, Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP thủ đoạn khác bao gồm các thủ đoạn ví dụ như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, uống rượu, bia…làm nạn nhân lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho điểm, qua môn, để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm có hành động giao cấu hoặc có hành vi quan hệ tình dục khác, không căn cứ là đã giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác xong hay chưa.

► Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp tức là người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là sai trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện và nhận thức được trước hậu quả của hành vi đó sẽ ảnh hưởng như nào. Động cơ, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội hiếp dâm. Trong thực tế, có nhiều trường hợp khi người phạm tội đang thực hiện một trong những hành vi thuộc mặt khách quan của tội hiếp dâm thì bị phát giác, hành vi phạm tội trường hợp này có thể thuộc trường hợp phạm tội hiếp dâm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Những người phạm tội chỉ nhận mình có hành vi làm nhục hoặc dâm ô chứ không nhận mình có hành vi hiếp dâm. 

Đối với những trường hợp đã có hành vi quan hệ tình dục, người thực hiện hành vi thường khai báo với các cơ quan rằng mình tưởng nạn nhân đã đồng ý hoặc nạn nhân đã đồng ý nhưng vì một lý do nào đấy mà tố cáo. Vì vậy chứng minh sự cố ý của người phạm tội đối với hành vi giao cấu và hành vi quan hệ tình dục khác đối với nạn nhân là rất quan trọng.

► Chủ thể: Từ hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán thì chủ thể của tội hiếp dâm có thể là nam giới hoặc nữ giới, người đồng giới. Nhưng trên thực tế ở nước ta người phạm tội hiếp dâm chủ yếu là nam giới. Chủ thể này phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu thực hiện hành vi thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 141 và những người từ 16 tuổi trở lên thực hiện hành vi vi phạm.

 

Các hình phạt đối với tội hiếp dâm

Theo Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mức hình phạt cao nhất của tội hiếp dâm là 12 - 20 năm hoặc tù chung thân.

► Phạt tù (hình phạt chính): 

Từ 02 năm đến 07 năm: Đối với người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.

Từ 07 năm đến 15 năm: Đối với những người phạm tội thuộc một trong những trường hợp: Có tổ chức; Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; Nhiều người hiếp một người;  Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Có tính chất loạn luân; Làm nạn nhân có thai; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; Tái phạm nguy hiểm. 

Từ 05 năm đến 10 năm: Đối với các trường hợp phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 141, thì sẽ bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.

Từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Đối với việc phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

► Cấm đảm nhận chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (hình phạt bổ sung): Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

 

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội hiếp dâm

Theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng với tính chất tội phạm theo đó:  05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Để xác định tính chất tội phạm cần căn cứ vào mức phạt tù tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội thì  tội phạm được phân thành bốn loại: Tội phạm ít nghiêm trọng với mức phạt tù đến 03 năm; Tội phạm nghiêm trọng với mức phạt tù từ trên 03 năm đến 07 năm tù;Tội phạm rất nghiêm trọng với mức phạt tù từ trên 07 năm đến 15 năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt tù từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy khi xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm cần căn cứ vào tội danh và mức phạt tù để xác định thời hiệu khởi kiện. Ví dụ trường hợp phạm tội hiếp dâm có tổ chức với mức phạt tù đến 15 năm thì sẽ là tội rất nghiêm trọng tương ứng với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm như vậy hết 15 năm kể từ khi có hành vi phạm tội, người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm.

 

So sánh giữa tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm

Giống nhau:

Chủ quan: Cả hai tội này đều được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra là hành vi trái đạo đức, trái pháp luật nhưng họ vẫn mong muốn thực hiện hành vi của mình nhằm thỏa mãn dục vọng. 

Chủ thể: Chủ thể của cả hai tội này là bất kì người nào đủ độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể: Cả hai tội này đều xâm phạm đến thân thể, danh dự nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của con người, trật tự an toàn xã hội. Nạn nhân đều từ đủ 16 tuổi trở lên, trường hợp nạn nhân là người dưới 16 tuổi sẽ cấu thành tội khác.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánh Tội hiếp dâm Tội cưỡng dâm
Cơ sở pháp lý Điều 141 Bộ luật hình sự 2015 Điều 143 Bộ luật hình sự 2015
Nạn nhân Nạn nhân là bất cứ ai trên 16 tuổi Nạn nhân phải là người lệ thuộc người phạm tội hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách.
Hành vi

- Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực 

- Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân

- Thủ đoạn khác

- Lợi dụng sự lệ thuộc của người bị hại  vào người phạm tội

- Lợi dụng sự quẫn bách của nạn nhân buộc họ phải miễn cưỡng giao cấu. Có sự đe dọa hoặc hứa hẹn đối với nạn nhân.

Mong muốn của nạn nhân Nạn nhân bị dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân,  giữa nạn nhân và người phạm tội không có sự lệ thuộc hoặc nạn nhân không ở tình trạng quẫn bách. Nạn nhân miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.Việc giao cấu không trái với ý muốn của người bị hại, giữa người bị hại và người phạm tội có mối quan hệ nhất định. Cưỡng dâm thiên về sức bị ép buộc bởi sức mạnh ý chí hơn sức mạnh vũ lực.
Tình trạng của nạn nhân

Người phạm tội có thể lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của người bị hại để giao cấu. Tình trạng  không thể tự vệ được của nạn nhân có thể là nạn nhân bị bệnh động kinh, bệnh tâm thần hoặc do người phạm tội cho nạn nhân uống thuốc mê...hoặc do các nguyên nhân khác như nạn nhân bị say xỉn, bị bất tỉnh, bị ốm đau bệnh tật...

 

- Người phạm tội lợi dụng tình trạng phụ thuộc của nạn nhân vào mình như về mặt công tác; về mặt kinh tế (như quan hệ giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng); về mặt tín ngưỡng (cha xứ và con chiên) hay gia đình (cha mẹ và con)...

Người phạm tội có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng ưu thế của mình doạ sẽ gây thiệt hại cho người bị lệ thuộc nếu như không chịu  giao cấu. Ví dụ, dọa chuyển công tác, doạ không nuôi dưỡng nữa, doạ sẽ nói bí mật của nạn nhân…

- Người phạm tội lợi dụng sự quẫn bách của nạn nhân trong tình trạng hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được, mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác như trường hợp người thân trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo khi hoàn cảnh lại đang túng thiếu nghiêm trọng cần tiền để chạy chữa… 

Người bị hại vẫn còn nhận thức được, còn khả năng tự vệ nhưng vì sự lệ thuộc hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách không còn con đường nào khác mà buộc phải giao cấu. Họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng miễn cưỡng để giao cấu.

          Mức phạt Thấp nhất là 02 năm tù, cao nhất là tù chung thân. Thấp nhất là 01 năm tù, cao nhất là 18 năm tù.

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về tội hiếp dâm, sự giống nhau và khác nhau giữa tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề hay thắc mắc về tội phạm cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết