Quy Định Chung Của Pháp Luật Về Tội Cố Ý Gây Thương Tích

  1. 1. Khái niệm tội cố ý gây thương tích
  2. 2. Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích
    1. 1. Mặt khách quan của tội phạm
    2. 2. Mặt chủ quan của tội phạm
    3. 3. Chủ thể của tội phạm
    4. 4. Khách thể của tội phạm
  3. 3. Mức phạt đối với hành vi cố ý gây thương tích
  4. 4. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định

Tội cố ý gây thương tích là hành vi xảy ra ẩu đả, xô xát, gây thương tích cho đối phương. Tội phạm cố ý gây thương tích không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bị hại mà còn tác động xấu đến trật tự an ninh xã hội. Vậy Bộ luật Hình sự hiện hành quy định như thế nào về tội cố ý gây thương tích? Dưới đây là những kiến thức về tội cố ý gây thương tích được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015

Căn cứ pháp lý:

Bộ Luật hình sự 2015.

Khái niệm tội cố ý gây thương tích

Trong Bộ luật hình sự Việt Nam chưa định nghĩa cụ thể về tội cố ý gây thương tích tuy nhiên khái niệm này có thể được hiểu như sau:

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý tác động trái pháp luật đến thân thể người khác, gây thiệt hại cho sức khỏe người khác với một tỷ lệ tổn thương cơ thể nhất định được quy định rõ trong Luật Hình sự. Chủ thể của hành vi này là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích 

Mặt khách quan của tội phạm

► Hành vi:

  • Hành vi khách quan của cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác thông thường biểu hiện bằng “hành động”. Người phạm tội thực hiện những động tác cơ học mà pháp luật cấm tác động đến thân thể người khác làm cho người này bị thương tích, hoặc tổn hại đến sức khỏe. Đối tượng của hành vi phạm tội này là thân thể con người, là sức khỏe của họ. 
  • Hành vi khách quan của tội này thường thể hiện ở việc dùng vũ lực đó là việc dùng tay đấm, tát, bóp cổ, hoặc dùng chân đạp, đá vào người nạn nhân. Hậu quả của những hành vi này thường là thương tích hay tổn hại không nghiêm trọng. Nhưng cá biệt có những trường hợp tuy chỉ dùng tay, chân để phạm tội nhưng kẻ phạm tội đã đánh vào chỗ hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân nên đã gây thương tích hay tổn hại nặng đến sức khỏe người khác. Hành vi dùng tay, chân tác động vào thân thể nạn nhân còn thể hiện ở dạng: Kẻ phạm tội xô đẩy nạn nhân ngã xuống các nơi nguy hiểm như ao, hồ, hố tôi vôi hoặc ngã vào vật sắc nhọn…Một dạng biểu hiện của hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là kẻ phạm tội dùng súc vật để gây hại cho nạn nhân như thả chó, rắn để cho cắn, cho trâu bò dẫm, húc… ở đây có thể coi kẻ phạm tội đã dùng súc vật như công cụ phạm tội.
  • Hành vi phổ biến nhất ở tội này là kẻ phạm tội dùng công cụ để tác động vào thân thể nạn nhân. Công cụ ở đây vô cùng phong phú đa dạng có thể là dao, lê,côn, súng, gậy, đá… Những thứ này có thể được chuẩn bị sẵn, hoặc kẻ phạm tội có được ngay ở hiện trường.

► Hậu quả:

Hậu quả của tội cố ý gây thương tích cho người khác được biểu hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất, cụ thể là sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người. Hậu quả này mang tính chất định lượng, nghĩa là trong mọi trường hợp phải được xác định bằng tỷ lệ thương tật. Đó chính là mức độ thương tích hoặc mức độ tổn hại đến sức khỏe. Hậu quả ở đây có thể làm tổn thương từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể hoặc là tổn hại hay làm mất chức năng một cơ qua nào đó trong cơ thể con người.

Mặt chủ quan của tội phạm

► Động cơ: là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích.

Mục đích phạm tội: gây ra những tổn hại sức khỏe có thể nhìn thấy được về vật chất, tinh thần cho nạn nhân. So với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm có thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ chứ không mong muốn nạn nhân chết.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cố ý gây thương tích là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Theo đó người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này khi khung hình phạt của tội đạt mức rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng ở Khoản 3, 4, 5 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

Hành vi của người phạm tội thực hiện do lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi đánh người gây thương tích của mình có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng mong muốn để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Khách thể của tội phạm

Người phạm tội cố ý gây thương tích là quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng nó.

Mức phạt đối với hành vi cố ý gây thương tích

Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định về mức phạt đối với hành vi cố ý gây thương tích Người phạm tội sẽ phải chịu những mức phạt,  tùy vào mức độ thương tích của người bị thương.

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Ngoài ra người phạm tội có thể bị mức hình phạt sau:.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định

Bên cạnh định mức hình phạt của từng tội danh, khi xét xử vụ án Hình sự, Thẩm phán sẽ xem xét tới những căn cứ làm giảm hình phạt cho bị cáo theo quy định của pháp luật. Đó dựa trên chính sách khoan hồng và nhân đạo của nhà nước và Luật pháp. Một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự luật định được quy định như sau:

  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
  • Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
  • Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
  • Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
  • Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải…

⇒ Như vậy, khi làm việc với cơ quan chức năng, người phạm tội phải thành khẩn khai báo và hợp tác để được hưởng chính sách khoan hồng của nhà nước. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của Luật sư bào chữa cho bị cáo. Việc góp mặt của luật sư khi tham gia vụ án với tư cách người bào chữa không chỉ xác định chính xác tội danh mà còn khai thác tối đa các tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo.

Trên đây là nội dung, thông tin Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về những quy định chung về cố ý gây thương tích.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về cố ý gây thương tích mà pháp luật quy định cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm

luatapollo

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Quy định của pháp luật về Tội hiếp dâm
Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm

luatapollo

Thứ Tư, 20 Tháng Bảy 2022

Quy định của pháp luật về Tội cưỡng dâm
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết