Quyền Thừa Kế Là Gì? Quy Định Pháp Luật 2022 Mới Nhất Về Quyền Thừa Kế - Luật Apollo

  1. 1. Quyền thừa kế là gì?
  2. 2. Đối tượng của quyền thừa kế
  3. 3. Quyền thừa kế của người để lại di sản
  4. 4. Quyền thừa kế của người nhận di sản

Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể có quyền và có những nghĩa vụ nhất định. Vậy quyền thừa kế là quyền như thế nào? Ai là người có quyền thừa kế? 

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cơ bản cần biết về Quyền thừa kế, đã được Luật Apollo tổng hợp và phân tích chi tiết.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015

Quyền thừa kế là gì?

Quyền thừa kế nói chung là quyền để lại di sản thừa kế của mình cho người khác thông qua di chúc hoặc theo quy định pháp luật và quyền được hưởng di sản thừa kế do người khác để lại.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân, bao gồm các quyền như sau: 

  • Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mất.
  • Quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo di nguyện của bản thân.
  • Quyền được hưởng phần di sản đó theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật của người được hưởng di sản. 

Đối tượng của quyền thừa kế

Đối tượng của quyền thừa kế dưới góc độ pháp luật được hiểu là tài sản thuộc sở hữu của người chết hoặc quyền tài sản của người chết mà người chết là người sử dụng hợp pháp để lại cho người còn sống. 

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”

► Vậy tài sản được nhắc tới ở đây được hiểu là bao gồm những gì? 

Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

>>> Xem thêm: Dịch Vụ Luật Sư Thừa Kế

Quyền thừa kế của người để lại di sản

Theo Bộ luật Dân sự 2015:

  • Mọi cá nhân đều có quyền tự do định đoạt tài sản của mình, có thể thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời.
  • Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại di sản thừa kế, không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị xã hội… 
  • Pháp luật Việt Nam bảo về quyền thừa kế của người lập di chúc dưới hai hình thức: thông qua di chúc để lại trước khi qua đời hoặc theo quy định cụ thể của pháp luật trong trường hợp không có di chúc để lại.

Trong trường hợp có di chúc của người qua đời để lại thì việc phân chia di sản phải tuân theo ý nguyện của người lập di chúc đã ghi rõ trong di chúc: Chia cho những ai? Di sản chia là gì? Và chia cho bao nhiêu? 

Việc phân chia này vừa thể hiện sự tôn trọng di nguyện của người đã khuất vừa là phương thức giải quyết di sản một cách công bằng nhất tránh việc tranh chấp không đáng có xảy ra về sau khi.

Trong trường hợp người đã chết không có di chúc để lại thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo quy định của pháp luật về thừa kế từ Điều 649 đến 655 Bộ luật Dân sự 2015. 

Quyền thừa kế của người nhận di sản

Căn cứ vào việc người chết có để lại di chúc hay không thì người nhận di sản cũng được chia thành hai trường hợp: 

  • Thứ nhất, người nhận di sản theo di chúc: căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã chết để lại theo đúng những điều khoản mà di chúc đã ghi lại.
  • Thứ hai, người nhận di sản theo pháp luật: căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận được.

Bên cạnh đó tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về Quyền từ chối nhận di sản:

“1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”

➥ Như vậy, người có quyền nhận di sản cũng có quyền từ chối nhận phần di sản của mình dù là trong trường hợp nhận di sản theo pháp luật hay nhận di sản theo di chúc (nếu sự từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế phù hợp với những điều kiện mà pháp luật đã quy định). 

Việc từ chối quyền hưởng thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật cũng là sự thể hiện quyền thừa kế, ý chí của người được chỉ định thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật đã không nhận thừa kế theo sự định đoạt của người để lại di sản. 

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về Quyền thừa kế của người để lại di sản theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Thừa kế cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

​​​​​​

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *