Giấy Phép Kinh Doanh Theo Quy Định Pháp Luật - Luật Apollo

  1. 1. Giấy phép kinh doanh là gì?
  2. 2. Khi nào cần xin cấp giấy phép kinh doanh?
  3. 3. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh 
    1. 1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước
    2. 2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài

Đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp là một cách thức để các chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề nhất định, bên cạnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Vậy, giấy phép kinh doanh là gì? Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh được quy định ra sao?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Giấy phép kinh doanh, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý

Luật Đầu tư 2020

Nghị định 09/2018 Quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Giấy phép kinh doanh là gì?

Giấy phép kinh doanh là một loại giấy tờ pháp lý được cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi các doanh nghiệp này đáp ứng đầy đủ các điều kiện để kinh doanh ngành nghề đó theo quy định của pháp luật.

Thông thường, giấy phép kinh doanh sẽ được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi kinh doanh một số ngành nghề nhất định, doanh nghiệp phải được cấp giấy phép kinh doanh thì mới chính thức đi vào hoạt động.

Khi nào cần xin cấp giấy phép kinh doanh?

Hiện nay, giấy phép kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp trong nước: hiện nay Luật Đầu tư 2020 liệt kê danh mục gồm 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành nghề kinh doanh có điều kiện nào cũng cần phải xin giấy phép kinh doanh. Đối với một số ngành nghề kinh doanh nhất định, doanh nghiệp chỉ cần cam kết thực hiện đầy đủ những điều kiện do nhà nước đặt ra trong suốt thời gian hoạt động. Nhà nước sẽ đóng vai trò thanh tra kiểm tra, xử lý kịp thời nếu doanh nghiệp vi phạm quy định các điều kiện đã cam kết.

Đối với một số ngành nghề kinh doanh mà nhà nước cần có sự giám sát, can thiệp sâu thì khi kinh doanh các ngành nghề này, doanh nghiệp cần có sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện qua một loại giấy xác nhận tương ứng có giá trị pháp lý nhất định, có nhiều hình thức, tên gọi khác nhau cho loại giấy này, một trong số đó là giấy phép kinh doanh. Một số ngành nghề cần xin cấp giấy phép kinh doanh có thể kể đến như: bán lẻ rượu, kinh doanh dược…

- Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: theo khoản 1 điều 5 Nghị định 09/2018, giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

“a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh 

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải xin cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được cấp giấy phép khi đã đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật chuyên ngành quy định phải đáp ứng đối với ngành nghề đó. Các điều kiện này có thể là điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về chứng chỉ hành nghề, điều kiện về vốn pháp định…

Ví dụ, theo điều 37 Nghị định 36/2016, sửa đổi bởi Nghị định 169/2018 và Nghị định 03/2020, đối với doanh nghiệp muốn kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D thông thường thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:

- Có ít nhất 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành y, dược hoặc cao đẳng kỹ thuật trang thiết bị y tế trở lên hoặc có trình độ cao đẳng trở lên mà chuyên ngành được đào tạo phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán;

- Có kho bảo quản đáp ứng các điều kiện tối thiểu như: có diện tích phù hợp với chủng loại và số lượng trang thiết bị y tế được bảo quản; bảo đảm thoáng, khô ráo, sạch sẽ, không gần các nguồn gây ô nhiễm; đáp ứng yêu cầu bảo quản khác của trang thiết bị y tế theo hướng dẫn sử dụng.

- Có phương tiện vận chuyển trang thiết bị y tế từ cơ sở mua bán đến nơi giao hàng phù hợp với loại trang thiết bị y tế mà cơ sở mua bán. Trường hợp không có kho hoặc phương tiện bảo quản trang thiết bị y tế phải có hợp đồng với cơ sở đủ năng lực để bảo quản và vận chuyển trang thiết bị y tế.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài

Điều 9 Nghị định 09/2018 quy định về điều kiện cấp giấy phép kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài như sau:

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc quốc gia tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam cũng là thành viên, có cam kết mở cửa thị trường đối với hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (khoản 1 điều 9 Nghị định 09/2018)

“a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quốc gia tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (khoản 2 điều 9 Nghị định 09/2018):

“a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.”

Nhìn chung, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường là những ngành nghề có ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội, môi trường, sức khỏe cộng đồng,... Do vậy, khi tiến hành kinh doanh các ngành nghề này, chủ thể cần chú ý các điều kiện kinh doanh và tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh cho phù hợp đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra được ổn định.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Giấy phép kinh doanh cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết