Đăng Ký Hộ Kinh Doanh Cá Thể - Quy Định Pháp Luật 2022

  1. 1. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh 
    1. 1. Khái niệm hộ kinh doanh
    2. 2. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
  2. 2. Điều kiện thành lập hộ kinh doanh
  3. 3. Đăng ký hộ kinh doanh
    1. 1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
    2. 2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
    3. 3. Thời điểm hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh

Hộ kinh doanh cá thể được biết đến là mô hình kinh doanh nhỏ hẹp nhưng chiếm số lượng lớn so với những thành phần kinh tế khác, đã và đang có những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế của Việt Nam. Với số lượng ngày càng phổ biến, việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể đang rất được quan tâm, các quy định của pháp luật đối với mô hình kinh doanh này cũng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện.

Vậy, hộ kinh doanh là gì? Việc đăng ký hộ kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Đăng ký hộ kinh doanh cá thể, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý

Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp

Khái niệm và đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh 

Khái niệm hộ kinh doanh

Khoản 1 điều 79 Nghị định 01/2021 quy định về hộ kinh doanh như sau:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

Như vậy, có thể hiểu, hộ kinh doanh là một mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh có quy mô nhỏ hơn doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không có con dấu và phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

  • Thứ nhất, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
  • Thứ hai, hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ với nhiều địa điểm và không giới hạn số lượng lao động.
  • Thứ ba, chủ của hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.

Điều kiện thành lập hộ kinh doanh

- Chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh bao gồm cá nhân và hộ gia đình.

Căn cứ điều 80 Nghị định 01/2021 có thể thấy, cá nhân có quyền thành lập hộ kinh doanh khi đáp ứng các điều kiện:

  • Là công dân Việt Nam, có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Cá nhân không thuộc diện bị pháp luật cấm kinh doanh.
  • Cá nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh khác, không phải là chủ doanh nghiệp tư nhân, không phải là thành viên của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

Bên cạnh cá nhân, hộ gia đình cũng là chủ thể có quyền thành lập hộ kinh doanh, các thành viên của hộ gia đình phải có quan hệ gia đình với nhau. Khi các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh thì phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình.

- Hộ kinh doanh không được kinh doanh những ngành nghề bị pháp luật cấm kinh doanh.

Ngành nghề bị pháp luật cấm kinh doanh có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các cam kết của Việt Nam với quốc tế về mở cửa thị trường và đầu tư kinh doanh.

- Hộ kinh doanh phải chuẩn bị vốn, tài sản vì hộ kinh doanh được thành lập với mục đích kinh doanh nên bắt buộc phải có tài sản ban đầu để tạo dựng cơ sở vật chất cho hộ kinh doanh đi vào hoạt động.

- Về tên riêng của hộ kinh doanh: tên riêng của hộ kinh doanh bao gồm:

  • Loại hình hộ kinh doanh “Hộ kinh doanh”
  • Tên riêng của hộ kinh doanh. Lưu ý: tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức… để đặt tên riêng hộ kinh doanh. Tên của hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp “. Tên riêng hộ kinh doanh mới không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong cùng một phạm vi huyện.

Đăng ký hộ kinh doanh

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Theo quy định tại khoản 2 điều 87 Nghị định 01/2021, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ sau:

“a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.”

Khi đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền, người thành lập hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ trên. Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền không được yêu cầu nộp thêm hồ sơ hay giấy tờ nào khác (theo quy định tại điều 85 Nghị định 01/2021)

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Điều 87 Nghị định 01/2021 quy định thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:

  • Bước 1: Đề nghị đăng ký kinh doanh: cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
  • Bước 2: Xác nhận và thẩm tra: cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận hồ sơ phải cấp cho người nộp hồ sơ 01 giấy biên nhận làm bằng chứng cho việc tiếp nhận hồ sơ, rồi sau đó kiểm tra, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc phải thông báo những nội dung cần sửa đổi hay yêu cầu bổ sung văn bản, nếu hồ sơ không hợp lệ.

Thời điểm hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh

Hộ kinh được quyền tiến hành hoạt động kinh doanh kể từ thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng, duy trì được các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Nhìn chung, dù hiện nay số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng lên, song hộ kinh doanh vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Có thể thấy, pháp luật về hộ kinh doanh cũng ngày càng được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý cho mô hình kinh doanh này ngày càng phát triển ổn định.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Đăng ký hộ kinh doanh cá thể cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết