Thủ Tục Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai 2022 - Hoà Giải Tranh Chấp Đất Đai Có Bắt Buộc?

  1. 1. Tranh chấp đất đai là gì?
  2. 2. Hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc không?
  3. 3. Trình tự thủ tục hoà giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã
    1. 1. Nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất
    2. 2. Tiếp nhận hồ sơ 
    3. 3. Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp cho nên đa phần các bên tranh chấp lựa chọn con đường giải quyết thông qua Tòa án. Tại Luật Đất đai năm 2013 có một điều khoản quy định riêng về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất. Vấn đề đặt ra, trước khi khởi kiện ra Tòa án có bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã không? Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai cần những gì?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật về Hòa giải tranh chấp đất đai được Luật Apollo tổng hợp làm căn cứ giải quyết những thắc mắc trên.

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn Tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai là gì?

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, tranh chấp đất đai được định nghĩa như sau:

“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Xuất phát từ tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, hiện nay tranh chấp đất đai có 04 dạng, cụ thể: 

  • Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Các tranh chấp phổ biến thường gặp là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi, cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị trùng diện tích, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị chủ cũ đòi lại đất hoặc chủ cũ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng đất cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng…..
  • Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Thông thường đây là các tranh chấp yêu cầu phân chia di sản thừa kế. 
  • Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất hoặc chia tài sản chung là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất. Bản chất của tranh chấp này là tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hoặc ly hôn mà quyền tài sản chung là quyền sử dụng đất.
  • Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất hoặc các giao dịch về nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất (chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, hoặc cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất….). 

Đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất được gọi chung là tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất.

Hòa giải tranh chấp đất đai có bắt buộc không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai năm 2015, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định về các trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện như sau:

  • Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất thì được xác định là chưa đủ điều kiện khởi kiện.
  • Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,...thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

➥ Như vậy, đối với tranh chấp “Ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã, phường nơi xảy ra tranh chấp còn các trường hợp còn lại pháp luật không bắt buộc phải thực hiện hòa giải. 

Một số các trường hợp không bắt buộc phải thực hiện hoà giải, cụ thể:

Tranh chấp về quyền sử dụng đất thì trước khi gửi đơn khởi kiện đến Tòa án phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP để Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hòa giải. Khi Ủy ban nhân dân cấp xã hòa giải không thành thì Tòa án mới thụ lý vụ án.

Các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì chỉ cần nộp trực tiếp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết mà không cần tiến hành thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. 

Trình tự thủ tục hoà giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-Cp ngày 15/5/2014 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 của Chính phủ.

Nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã nơi có đất

Đơn hòa giải tranh chấp đất đai đảm bảo các nội dung:

  • Người yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Các bên tranh chấp đất đai
  • Nội dung tranh chấp
  • Nội dung yêu cầu UBND cấp xã giải quyết

Tiếp nhận hồ sơ 

Hồ sơ tranh chấp đất đai gồm: Đơn giải quyết tranh chấp đai và các tài liệu chứng cứ (nếu có) như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trích lục thửa đất, giấy tờ mua bán, sang nhượng đất; chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người yêu cầu.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã tiến hành:

Bước 1: Xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập tài liệu có liên quan đến nguồn gốc đất, quá trình sử dụng và hiện trạng sử dụng đất.Lập báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh nội dung tranh chấp đất đai.

Bước 2: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai 

Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 gồm: 

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;

- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; 

- Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; 

- Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; 

- Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; 

- Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. 

- Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Bước 3: Tổ chức hòa giải 

- Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. 

- Trường hợp, tại cuộc họp hòa giải có một bên tranh chấp hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt thì phải hoãn cuộc họp hòa giải và tổ chức lại cuộc họp hòa giải lần thứ hai. Việc hoãn cuộc họp hòa giải phải lập thành biên bản và ghi rõ lý do hoãn cuộc họp. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã sẽ xảy ra hai trường hợp:

  • Hòa giải thành (sẽ kết thúc tranh chấp)
  • Hòa giải không thành 

Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

  1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
  2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai:
  • Hình thức 1: Nộp đơn yêu cầu UBND cấp huyện/UBND cấp tỉnh giải quyết tùy thuộc vào các bên chủ thể là cá nhân, hộ gia đình hay là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài:
  • Hình thức 2: Khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

 

Trên đây là nội dung Luật Apollo giải đáp cho bạn đọc về Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện hành và những kiến thức pháp luật liên quan.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Tranh chấp đất đai cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

test Xóa
test
2022-08-09 11:11:03
Test
Đoàn Phương Nga Xóa
Đoàn Phương Nga
2022-08-01 15:53:34
Tôi muối hỏi, nếu hoà giải tranh chấp đất đai về việc lấn chiếm đường đi ở địa phương không thành thì có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu toà giải quyết không?

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *