Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo

  1. 1. Quy định chung của pháp luật về ly hôn
    1. 1. Ly hôn là gì?
    2. 2. Quyền yêu cầu ly hôn
    3. 3. Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng
  2. 2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn
    1. 1. 1. Thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn
    2. 2. 2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương
    3. 3. 3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
  3. 3. Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn

Ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân, được đặt ra để giải quyết những khúc mắc, mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân giữa vợ và chồng. Một trong những vấn đề rất quan trọng khi bàn về ly hôn đó là thẩm quyền giải quyết ly hôn, bởi việc xác định đúng thẩm quyền sẽ giúp cho việc ly hôn diễn ra nhanh chóng và ít tốn thời gian của các bên đương sự. Vậy, thẩm quyền ly hôn được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Thẩm quyền giải quyết ly hôn, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Luật Hôn nhân gia đình 2014

Quy định chung của pháp luật về ly hôn

Ly hôn là gì?

Khoản 14 điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về khái niệm ly hôn như sau:

“Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Có thể nói, ly hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì ly hôn là hiện tượng bất bình thường nhưng là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ. Trong trường hợp đó, ly hôn là cần thiết cho cả vợ chồng và cho xã hội; vì nó giải phóng cho tất cả mọi người, ngay cả vợ chồng, các con cũng như những thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn, bế tắc trong cuộc sống chung.

Quyền yêu cầu ly hôn

► Quyền yêu cầu ly hôn của vợ, chồng

Khoản 1 điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Khi vợ chồng nhận thức rõ ràng về tình trạng hôn nhân đã trầm trọng và không thể tiếp tục cuộc sống chung thì họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Trường hợp vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn thì tòa án sẽ giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; trường hợp một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì tòa án sẽ giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên.

► Quyền yêu cầu ly hôn của người thứ ba

Khoản 2 điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định về quyền yêu cầu ly hôn của người thứ ba, cụ thể là cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”

Đây là một trong những điểm tiến bộ của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng

Quyền yêu cầu ly hôn là bình đẳng giữa vợ và chồng. Trong suốt thời kỳ hôn nhân, nếu có căn cứ ly hôn, vợ, chồng đều có quyền ly hôn như nhau, không ai được cưỡng ép, lừa dối, cản trở vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng thực hiện quyền ly hôn. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên tắc giúp đỡ, hỗ trợ người mẹ, khoản 3 điều 51 Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng, cụ thể như sau:

“Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Thẩm quyền giải quyết ly hôn

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, việc giải quyết ly hôn thuộc thẩm quyền của tòa án. Tuy nhiên, việc phân định thẩm quyền của tòa án theo cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ sẽ có sự khác biệt trong từng trường hợp ly hôn khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Thẩm quyền công nhận thuận tình ly hôn

Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn là việc dân sự thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của hai vợ chồng. Trong trường hợp hai vợ chồng không có nơi cư trú chung thì có thể yêu cầu giải quyết tại tòa án nơi cư trú của vợ hoặc chồng.

2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương được coi là vụ án dân sự, thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết ly hôn đơn phương.

3. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền của tòa án được phân định như sau:

  • Những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản cần phải tiến hành ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì sẽ do tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc thụ lý. Nếu bị đơn không có nơi cư trú ở Việt Nam thì vụ việc sẽ do tòa án nơi nguyên đơn cư trú và làm việc giải quyết.
  • Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi ly hôn

Khi muốn tiến hành ly hôn, đương sự cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn đơn phương (đối với trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu) hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (đối với trường hợp thuận tình ly hôn)
  • Bản sao có chứng thực giấy tờ nhân thân của hai vợ chồng (căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu)
  • Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (trong trường hợp hai vợ chồng có con chung)
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung của hai vợ chồng (nếu vợ chồng có tài sản chung)
  • Đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, cần có bản sao có chứng giấy tờ, hồ sơ chứng minh một bên đang ở nước ngoài.

Xem bài viết: Thủ tục ly hôn 2022 mới nhất, đầy đủ, chính xác

Nhìn chung, thẩm quyền giải quyết ly hôn nói riêng và thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự nói chung thường là một vấn đề phức tạp, đôi khi không dễ để xác định. Do vậy, các đương sự cần nắm rõ các quy định của pháp luật để có thể xác định thẩm quyền một cách chính xác, tránh làm mất thời gian, công sức và khiến cho việc giải quyết ly hôn bị kéo dài.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Thẩm quyền giải quyết ly hôn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình 2022 Mới Nhất - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình 2022 Mới Nhất - Luật Apollo
Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết