Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

  1. 1. Thế nào là cấp dưỡng cho con sau ly hôn?
  2. 2. Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?
  3. 3. Phương thức cấp dưỡng 
  4. 4. Xử lý đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

Sau khi ly hôn, quan hệ vợ chồng chấm dứt về mặt pháp lý, song đối với con cái, cha mẹ vẫn còn nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con, đây là nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con. Vậy, cấp dưỡng là gì? Mức cấp dưỡng nuôi tối thiểu là bao nhiêu? Các phương thức cấp dưỡng được quy định như thế nào? Xử lý ra sao đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng? 

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự 2015

Luật Hôn nhân gia đình 2014

Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014

Nghị định 144/2021 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh an toàn xã hội

Thế nào là cấp dưỡng cho con sau ly hôn?

Khoản 24 điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 đưa ra định nghĩa về cấp dưỡng như sau:

“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

► Từ khái niệm về cấp dưỡng như trên, có thể hiểu nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn là một nghĩa vụ pháp lý mà cha mẹ bắt buộc phải làm đối với con, nếu con là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, khi không là người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi đã chấm dứt quan hệ hôn nhân bằng việc đóng góp tiền hoặc hiện vật tương ứng với nhu cầu thiết yếu của con đồng thời phù hợp với khả năng thực tế của mình để bù đắp những tổn thất về mặt vật chất cho con khi con không được chung sống đồng thời với cha và mẹ.

Qua khái niệm trên, có thể thấy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn có hai đặc trưng:

  • Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau ly hôn phát sinh trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
  • Thứ hai, người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng không sống chung với nhau.

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?

Mức cấp dưỡng được hiểu là một khoản tiền hay hiện vật khác mà người được cấp dưỡng nhận từ người có nghĩa vụ cấp dưỡng để phục vụ cho sinh hoạt của mình. Mức cấp dưỡng được quy định tại điều 116 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có nội dung như sau:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

► Như vậy, hiện nay, pháp luật hôn nhân gia đình không quy định về mức cấp dưỡng tối thiểu, để xác định được mức cấp dưỡng cần dựa trên những căn cứ sau:

  • Thứ nhất, căn cứ vào thu nhập , khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Để đánh giá khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cần dựa trên hai yếu tố là thu nhập và tài sản hiện có. Một người có thu nhập thường xuyên ổn định có thể đáp ứng những nhu cầu hợp lý của bản thân và còn dư thì được coi là có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hoặc một người tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng lại còn tài sản sau khi đã trừ chi phí cần thiết cho bản thân thì cũng được coi là có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của con. Một khoản cấp dưỡng phù hợp sẽ là khoản cấp dưỡng đủ để chi cho nhu cầu về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầu sinh hoạt thông thường khác của người con tại thời điểm giải quyết  vụ việc và phù hợp với mức sống chung của địa phương nơi con sinh sống.

Về phương thức xác lập mức cấp dưỡng, theo quy định của pháp luật, mức cấp dưỡng trước hết do các bên tự thỏa thuận, chỉ khi không thể thống nhất được và có yêu cầu thì tòa án mới xem xét giải quyết.

Phương thức cấp dưỡng 

Phương thức cấp dưỡng được quy định tại điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo quy định này, các phương thức cấp dưỡng  có thể được áp dụng là: cấp dưỡng định kỳ (hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm) hoặc cấp dưỡng một lần tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

  • Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm: đối với phương thức này, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được chia theo chu kỳ ngắn, khoản tiền cấp dưỡng từng lần không quá lớn, tạo cho người thực hiện nghĩa vụ tâm lý thoải mái và sẵn sàng thực hiện.
  • Phương thức cấp dưỡng một lần: việc pháp luật hôn nhân gia đình ghi nhận phương thức cấp dưỡng này nhằm bảo vệ quyền lợi của người được cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có hành vi trốn tránh, trì hoãn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, đồng thời bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ cấp dưỡng nhanh gọn và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Quy định này có ý nghĩa rất lớn đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng, bởi khi người này rơi vào hoàn cảnh khó khăn túng thiếu do ốm đau, bệnh tật, kinh doanh thua lỗ… làm giảm sút thu nhập thậm chí không có đủ để trang trải cho nhu cầu thiết yếu của chính bản thân họ thì yêu cầu tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là điều rất cần thiết.

Xử lý đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

Sau khi ly hôn, việc cha mẹ trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ gây khó khăn rất lớn cho người trực tiếp nuôi con và thiệt thòi cho đứa con của mình, do vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được cấp dưỡng, pháp luật đã quy định một số biện pháp và chế tài xử lý nhằm cưỡng chế, răn đe người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, cụ thể:

  • Ghi nhận quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thi hành án cấp dưỡng cho con phải thực hiện nghĩa vụ. Quyền này được quy định cụ thể tại điều 119 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Theo đó, người được cấp dưỡng, cha , mẹ hoặc người giám hộ của người đó,... có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Quy định biện pháp trừ vào thu nhập của người có nghĩa vụ tại điều 78 Luật Thi hành án dân sự. Theo đó, khi thi hành bản án cấp dưỡng, người có nghĩa vụ có hành vi trốn tránh thực hiện thì khoản cấp dưỡng có thể được trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Chế tài xử phạt hành chính: Căn cứ theo điều 57 Nghị định 144/2021 về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an ninh an toàn xã hội, người nào có hành vi “Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật” thì có thể bị phạt tiền lên đến 10 triệu đồng và bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Chế tài xử lý hình sự: Việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nếu gây nguy hiểm cho xã hội đến mức được coi là tội phạm thì sẽ bị xử lý hình sự theo điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng” với mức hình phạt cao nhất là 02 năm tù.

Nhìn chung, thực trạng ly hôn ngày nay diễn ra ngày càng phổ biến, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của con cái. Do vậy, ngoài việc giải quyết ly hôn, các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng cũng đòi hỏi phải được xử lý một cách hợp lý để bảo đảm phần nào quyền lợi cho các con.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Không Công Nhận Quan Hệ Vợ Chồng - Luật Apollo
Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình 2022 Mới Nhất - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Thủ Tục Ly Hôn Thuận Tình 2022 Mới Nhất - Luật Apollo
Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Thẩm Quyền Giải Quyết Ly Hôn - Luật Apollo
Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Cho Con Sau Ly Hôn - Luật Apollo
Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Sáu, 23 Tháng Chín 2022

Ly Hôn Khi Vợ Đang Mang Thai - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết