Xử Lý Kỷ Luật Khiển Trách - Luật Apollo

  1. 1. Xử lý kỷ luật khiển trách là gì?
  2. 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật khiển trách
  3. 3. Áp dụng xử lý kỷ luật khiển trách trong trường hợp nào?
    1. 1. Đối với cán bộ, công chức
    2. 2. Đối với viên chức

Xử lý kỷ luật là một trong những biện pháp giúp người sử dụng lao động quản lý lao động, duy trì nề nếp cho môi trường làm việc. Tùy vào mức độ vi phạm của người lao động mà người sử dụng lao động sẽ lựa chọn những biện pháp xử lý kỷ luật khác nhau cho phù hợp. Trong số các hình thức xử lý kỷ luật thì hình thức khiển trách là hình thức nhẹ nhất và được áp dụng khá phổ biến. Vậy, xử lý kỷ luật khiển trách là gì? Pháp luật quy định về hình thức kỷ luật này ra sao?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Xử lý kỷ luật khiển trách, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật lao động 2019

Xử lý kỷ luật khiển trách là gì?

Hình thức khiển trách hiện là một trong cách hình thức xử lý kỷ luật được quy định tại điều 124 Bộ luật Lao động 2019 cùng với các hình thức xử lý kỷ luật lao động như kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải.

Trong số các hình thức xử lý kỷ luật, khiển trách là hình thức xử lý có mức độ nhẹ nhất, có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Hình thức khiển trách thường được sử dụng nhằm mục đích nhắc nhở đối với người lao động vi phạm ở mức độ nhẹ như đi làm muộn, tự ý bỏ ca làm…

Nguyên tắc xử lý kỷ luật khiển trách

Dù khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật có mức độ nhẹ nhất, song, việc áp dụng hình thức kỷ luật này cũng phải tuân theo các nguyên tắc xử lý kỷ luật chung quy định tại điều 122 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:

“1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.”

Nguyên tắc xử lý kỷ luật khiển trách

Áp dụng xử lý kỷ luật khiển trách trong trường hợp nào?

Đối với cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức sẽ bị áp dụng hình thức xử lý khiển trách khi có hành vi vi phạm lần đầu, hậu quả gây ra ít nghiêm trọng, thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 8 Nghị định 112/2020:

“1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.”

Đối với viên chức

Hình thức xử lý kỷ luật khiển trách sẽ được áp dụng với viên chức nếu vi phạm của họ là vi phạm lần đầu và gây ra hậu quả ít nghiêm trọng, thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 16 Nghị định 112/2020:

“1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

6. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

7. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”

Nhìn chung, khiển trách được coi là hình thức xử lý kỷ luật có mức độ nhẹ nhất trong số các biện pháp xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, người lao động khi bị khiển trách cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tới quá trình làm việc, thắng tiến, do vậy, người sử dụng lao động cần khi áp dụng xử lý khiển trách cần tuân thủ đúng các quy định pháp luật.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về xử lý kỷ luật lao động cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Tư, 30 Tháng Mười Một 2022

Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo

luatapollo

Thứ Tư, 30 Tháng Mười Một 2022

Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết