Trợ Cấp Thôi Việc - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

  1. 1. Khái niệm trợ cấp thôi việc
  2. 2. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc
  3. 3. Mức hưởng trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động bị chấm dứt, dù là theo ý chí của một bên hay cả hai bên chủ thể thì người lao động luôn là đối tượng yếu thế hơn do họ phải tìm một công việc mới. Để bảo đảm những quyền lợi cho người lao động, pháp luật lao động quy định cho họ được hưởng trợ cấp thôi việc trong một số trường hợp nếu đáp ứng được những điều kiện luật định.

Vậy, trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Trợ cấp thôi việc, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Lao động 2019

Nghị định 145/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

Khái niệm trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động sau khi người lao động đã là việc cho người sử dụng lao động trong một thời gian nhất định. 

Trợ cấp thôi việc là tổng hợp của các yếu tố như: sự bù đắp công sức mà người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, là sự trả công, phần thưởng của người sử dụng lao động với người lao động sau một thời gian dài hợp tác, thiện chí và trách nhiệm; là một hình thức chia lợi nhuận sau khi hai bên cùng đóng góp (vốn góp, tổ chức quản lý, sức lao động) để tạo ra giá trị mới cao hơn giá trị ban đầu. Trợ cấp thôi việc còn là khoản tiền để hỗ trợ người lao động ổn định cuộc sống trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. Ở một số trường hợp nhất định, khoản tiền này còn được coi như một dạng của chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Quy định pháp luật về trợ cấp thôi việc

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Khoản 1 điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.”

Như vậy, theo quy định pháp luật, người lao động được trả trợ cấp thôi việc khi đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên trong những trường hợp sau đây (trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương quy định tại điểm e khoản 1 điều 36 Bộ luật Lao động, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động bị kỷ luật sa thải):

“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.”

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Như vậy, trường hợp nếu tổng thời gian làm việc của người lao động từ đủ 12 tháng trở lên nhưng người lao động không làm việc thường xuyên và người lao động chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp mà pháp luật quy định được hưởng trợ cấp thôi việc thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 46 Bộ luật Lao động 2019.

Mức hưởng trợ cấp thôi việc

Theo quy định pháp luật hiện hành, mỗi năm làm việc người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Công thức tính trợ cấp thôi việc như sau:

Trợ cấp thôi việc = Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc x 1/2

Trong đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại khoản 2 điều 46 Bộ luật Lao động 2019: “Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm”. Khoản 3 điều 8 Nghị định 145/2020 quy định chi tiết về vấn đề này như sau:

“a) Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

b) Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

c) Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.”

Mức hưởng trợ cấp thôi việc

Nhìn chung, trợ cấp thôi việc được coi như một khoản tiền để người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động khi họ nghỉ việc. Pháp luật hiện hành đã có những quy định tương đối cụ thể về vấn đề này, giúp cho việc thực thi trên thực tế dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Trợ cấp thôi việc cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo
Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo
Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo
Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết