Mức Lương Tối Thiểu Vùng Mới Nhất 01/07/2022

  1. 1. Các thay đổi về mức lương tối thiểu vùng 01/07/2022
  2. 2. Lương tối thiểu vùng tăng, người lao động được lợi gì? 
  3. 3. Khi mức lương tối thiểu vùng tăng, doanh nghiệp cần phải làm gì?
  4. 4. Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Tiền lương là một vấn đề quan trọng, được pháp luật lao động chú trọng điều chỉnh. Bởi đây là một vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, do vậy, Nhà nước ta luôn cố gắng cập nhật sửa đổi, bổ sung các quy định về mức lương để đảm bảo được quyền và lợi ích cho người lao động.

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất 01/07/2022, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Luật Việc làm 2013

Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế

Các thay đổi về mức lương tối thiểu vùng 01/07/2022

Ngày 01/07/2022, Nghị định 38/2022 chính thức có hiệu lực thay thế cho Nghị định 90/2019, quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu theo giờ áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, khoản 1 điều 3 quy định mức lương tối thiểu tháng và tối thiểu giờ đối với người lao động được áp dụng theo từng vùng như sau:

  • Vùng I: 22.500 đồng/giờ => 4.680.000 đồng/tháng
  • Vùng II: 20.000 đồng/giờ => 4.160.000 đồng/tháng
  • Vùng III: 17.500 đồng/giờ => 3.640.000 đồng/tháng
  • Vùng IV: 15.600 đồng/giờ => 3.250.000 đồng/tháng

Ngoài ra, Nghị định 38/2022 còn ban hành danh mục các vùng I, II, III, IV tại Phụ lục đính kèm.

Nhìn chung, với việc quy định như trên, mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đã tăng trong khoảng 180.000 đồng - 260.000 đồng so với trước đây. Việc điều chỉnh tăng lương cho người lao động như vậy sẽ góp phần đảm bảo được mức sống tối thiểu cho họ, giúp cho người lao động yên tâm làm việc.

Mức lương tối thiểu vùng mới nhất 01/07/2022

Lương tối thiểu vùng tăng, người lao động được lợi gì? 

Việc tăng mức lương tối thiểu vùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Theo đó, người lao động có thể sẽ được hưởng những lợi ích sau

- Tiền lương mỗi tháng của người lao động sẽ tăng lên: tiền lương mỗi tháng của người lao động sẽ tăng lên, mức lương tối thiểu nằm trong khoảng 3.250.000 đồng/tháng - 4.680.000 đồng/tháng tùy theo từng vùng.

- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng của người lao động sẽ tăng lên: theo quy định hiện hành, mức lương tháng đóng bảo hiểm  xã hội sẽ là căn cứ để tính mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Khoản 2.6 điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

“Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

a) Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

b) Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

3. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.”

Như vậy, khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức đóng bảo hiểm xã hội cũng phải được điều chỉnh, ít nhất là không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng tăng người lao động được quyền lợi gì

- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động được tăng lên: khoản 2 điều 15 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

“Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản 2 Điều 6. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.”

Như vậy, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng lên khi mức lương tối thiểu vùng tăng.

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa cho người lao động tăng: khoản 1 điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định:

“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

Mức lương tối thiểu vùng là cơ sở để tính trợ cấp thất nghiệp cho người lao động. Vì thế, khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động cũng sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng lên.

Khi mức lương tối thiểu vùng tăng, doanh nghiệp cần phải làm gì?

Thông thường, trong mối quan hệ lao động, đi liền với lợi ích của người lao động sẽ là nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Do đó, khi nghị định 38/2022 có hiệu lực,mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tăng lên, người sử dụng lao động sẽ phải điều chỉnh một số vấn đề cho phù hợp với quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

  • Tăng lương cho người lao động nhận mức lương tối thiểu vùng: cụ thể, đối với doanh nghiệp thuộc vùng I, mức lương không được thấp hơn 4.680.000 đồng/tháng; vùng II không thấp hơn 4.160.000 đồng/tháng; vùng III không thấp hơn 3.640.000 đồng/tháng; vùng IV không thấp hơn 3.250.000 đồng/tháng.
  • Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và mức hưởng trợ cấp mất việc làm cho người lao động: do mức lương tối thiểu vùng là căn cứ để tính toán những khoản chi phí này. Do vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và mức hưởng trợ cấp mất việc làm đều sẽ tăng lên khi mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng.

Lương tối thiểu vùng tăng doanh nghiệp cần làm gì

Trả lương thấp hơn lương tối thiểu, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động luôn được khuyến khích cần phải đảm bảo được quyền lợi cho người lao động, ít nhất là không được thấp hơn mức tối thiểu mà pháp luật quy định. Do vậy, khi trả lương thấp hơn lương tối thiểu cho người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Khoản 3 điều 15 Nghị định 12/2022 quy định về mức phạt tiền đối với doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định:

“a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.”

Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản điểm a khoản 1 điều 15 Nghị định 12/2022 “Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm”

Xử phạt khi trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng

Như vậy, có thể nói, Nhà nước ta đã có những chính sách kịp thời điều chỉnh vấn đề tiền lương tối thiểu cho người lao động để họ an tâm lao động sản xuất, góp phần ổn định đời sống xã hội và phát triển kinh tế sau thời gian đại dịch.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Mức lương tối thiểu vùng cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Luật Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

 

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo
Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo
Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo
Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 18 Tháng Mười Một 2022

Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết