Hợp Đồng Lao Động Vô Hiệu - Luật Apollo

  1. 1. Hiểu thế nào là hợp đồng lao động vô hiệu?
    1. 1. Khái niệm hợp đồng lao động vô hiệu
    2. 2. Đặc điểm của hợp đồng lao động vô hiệu
    3. 3. Phân loại hợp đồng lao động vô hiệu
  2. 2. Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
  3. 3. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Hợp đồng lao động khi có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý đầu tiên để xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên và giải quyết tranh chấp lao động phát sinh. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp hợp đồng lao động đều có hiệu lực mà trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu.

Vậy, hợp đồng lao động vô hiệu là gì? Ai có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Hợp đồng lao động vô hiệu, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Lao động 2019

Hiểu thế nào là hợp đồng lao động vô hiệu?

Khái niệm hợp đồng lao động vô hiệu

Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý ghi nhận sự thỏa thuận tự nguyện giữa các bên trong quan hệ lao động, là cơ sở cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. 

Mặc dù đề cao tính tự thỏa thuận, tinh thần tự nguyện nhưng để tránh sự lạm dụng của các bên vào mục đích trái pháp luật, hợp đồng lao động chỉ có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện nhất định, chẳng hạn về nguyên tắc giao kết hợp đồng, chủ thể giao kết hợp đồng, nội dung, hình thức của hợp đồng… Hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết.

Đặc điểm của hợp đồng lao động vô hiệu

  • Thứ nhất, hợp đồng lao động vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện có hiệu lực pháp luật.
  • Thứ hai, hợp đồng lao động vô hiệu không có giá trị ràng buộc về quyền lợi, nghĩa vụ giữa người lao động và người sử dụng lao động kể từ thời điểm được xác lập.
  • Thứ ba, việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
  • Thứ tư, xuất phát từ đặc trưng của quan hệ lao động, hậu quả pháp lý mà các bên giao kết hợp đồng lao động vô hiệu phải gánh chịu cũng có sự khác biệt.

Quy định pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu

Phân loại hợp đồng lao động vô hiệu

- Căn cứ vào mức độ vô hiệu, hợp đồng lao động được phân loại thành:

  • Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ: hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu toàn bộ nếu thuộc một trong số các trường hợp như: toàn bộ nội dung của hợp đồng trái pháp luật, người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, công việc mà hai bên giao kết trong hợp đồng là công việc bị pháp luật cấm….
  • Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần: hợp đồng lao động vô hiệu từng phần là hợp đồng lao động chứa đựng một hoặc một số nội dung vi phạm pháp luật và không thuộc các trường hợp vô hiệu toàn bộ. Sự vi phạm của các nội dung đó không ảnh hưởng đến phần còn lại của hợp đồng: vi phạm liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương…

- Căn cứ vào lý do vô hiệu, hợp đồng lao động được phân loại thành:

  • Hợp đồng lao động vô hiệu do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái quy định pháp luật.
  • Hợp đồng lao động vô hiệu do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền.
  • Hợp đồng lao động vô hiệu do công việc mà hai bên giao kết là công việc bị pháp luật cấm.
  • Hợp đồng lao động vô hiệu do nội dung của hợp đồng lao động làm hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
  • Hợp đồng lao động vô hiệu do một phần nội dung của hợp đồng vi phạm pháp luật.

Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Điều 50 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thẩm quyền như sau “Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu” 

Khi có căn cứ hợp đồng lao động vô hiệu theo quy định của pháp luật thì người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Sau khi thụ lý đơn, tòa án có trách nhiệm phải gửi thông báo thụ lý cho người có đơn yêu cầu, viện kiểm sát cùng cấp và các đương sự có liên quan. Thời hạn chuẩn bị xét xử tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 10 ngày kể từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trường hợp chấp thuận yêu cầu thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, trong quyết định này tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu tại điều 51 như sau:

“1. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần thì xử lý như sau:

a) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật;

b) Hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động.

2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật; trường hợp do ký sai thẩm quyền thì hai bên ký lại.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo quy định trên, tùy từng trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu mà việc xử lý sẽ có sự khác nhau:

- Đối với trường hợp vô hiệu từng phần: các điều khoản nào trong hợp đồng bị tuyên vô hiệu mới không có hiệu lực pháp luật, còn các điều khoản khác vẫn có giá trị pháp lý. Đối với điều khoản bị tuyên vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên sẽ được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang được áp dụng, nếu không có thỏa ước lao động tập thể thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật. 

Chẳng hạn, trong hợp đồng lao động có thỏa thuận tiền lương là 4 triệu đồng/ tháng nhưng trong thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp quy định mức lương tối thiểu là 5 triệu đồng/ tháng thì tiền lương của người lao động sẽ được tính là 5 triệu đồng/ tháng.

Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu

- Đối với hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ: hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết, tức là hợp đồng đó sẽ bị hủy bỏ và các bên sẽ phải hoàn trả, khôi phục lại cho nhau như tình trạng ban đầu. 

Tuy nhiên, trong lĩnh vực lao động, việc làm đối với người lao động là hết sức quan trọng, vì vậy việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu cần có những quy định riêng, không phải trường hợp nào hợp đồng vô hiệu cũng sẽ bị hủy bỏ, thông thường, hợp đồng chỉ bị hủy bỏ trong những trường hợp không thể khắc phục hay sửa chữa được. Đối với những trường hợp có thể khắc phục được, pháp luật thường cho phép các bên giao kết lại hợp đồng lao động.

Có thể nói, quan hệ lao động được xây dựng dựa trên tiền đề là hợp đồng lao động. Vì thế, hiệu lực của hợp đồng lao động là một vấn đề hết sức quan trọng. Các bên khi giao kết hợp đồng lao động cần chú ý đến vấn đề này để tránh ảnh hưởng tới quá trình thực hiện hợp đồng lao động của các bên.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Hợp đồng lao động vô hiệu cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo
Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo
Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo
Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 04 Tháng Mười Một 2022

Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết