Đối Thoại Tại Nơi Làm Việc - Luật Apollo

  1. 1. Thế nào là đối thoại tại nơi làm việc
  2. 2. Phân loại đối thoại tại nơi làm việc
    1. 1. Căn cứ vào chủ thể thực hiện đối thoại
    2. 2. Căn cứ vào cách thức tiến hành đối thoại
  3. 3. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

Trong quá trình tồn tại quan hệ lao động, quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Hiện nay, đối thoại tại nơi làm việc được xem là một cơ chế, công cụ hữu hiệu để điều chỉnh, dung hòa quan hệ lao động. Vậy, đối thoại tại nơi làm việc là gì? Quy định pháp luật về vấn đề này ra sao?

Dưới đây là những kiến thức pháp luật cần biết về Đối thoại tại nơi làm việc, được Luật Apollo tổng hợp và hướng dẫn một cách chi tiết nhất!

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Lao động 2019

Thế nào là đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại tại nơi làm việc được định nghĩa tại khoản 1 điều 63 Bộ luật Lao động 2019 với nội dung như sau:

“Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.”

Có thể thấy, theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, đối thoại tại nơi làm việc là một trong các hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, được thực hiện nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc bảo đảm quyền dân chủ của người lao động, tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động.

Quy định pháp luật về đối thoại tại nơi làm việc

Phân loại đối thoại tại nơi làm việc

Căn cứ vào chủ thể thực hiện đối thoại

Căn cứ vào chủ thể thực hiện, đối thoại tại nơi làm việc được chia thành:

  • Đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động: các vấn đề đối thoại thông thường sẽ liên quan đến lợi ích cá nhân người lao động như: công việc phải làm, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế… hoặc những vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
  • Đối thoại giữa tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động: đối thoại giữa các chủ thể này thường liên quan đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhiều người lao động được thỏa thuận trong thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác hoặc đã được người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động, quy chế của đơn vị.

Căn cứ vào cách thức tiến hành đối thoại

Dựa vào cách thức tiến hành, đối thoại tại nơi làm việc được phân loại như sau:

  • Đối thoại định kỳ: là đối thoại bắt buộc phải được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định, đối thoại định kỳ do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, được thực hiện ít nhất mỗi năm một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung mà pháp luật quy định hoặc những vấn đề mà các bên đã thỏa thuận hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện quan hệ lao động tại nơi làm việc.
  • Đối thoại khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên: trong thời hạn quy định, khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để tổ chức đối thoại.
  • Đối thoại theo vụ việc: được thực hiện khi trong đơn vị sử dụng lao động xảy ra vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích các bên mà các bên phải giải quyết, ví dụ liên quan đến việc xây dựng bảng lương, thang lương, định mức lao động… Những vụ việc này nếu không được giải quyết thống nhất, kịp thời sẽ dẫn đến bất đồng, tranh chấp. 

Phân loại đối thoại tại nơi làm việc

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc được quy định tại điều 64 Bộ luật Lao động 2019:

“1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.

2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

c) Điều kiện làm việc;

d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.”

Như vậy, nội dung đối thoại tại nơi làm việc bao gồm các nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn.

Nội dung bắt buộc bao gồm:

  • Vụ việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động thường xuyên không hoàn thành thành công việc theo hợp đồng lao động theo điểm a khoản 1 điều 36 Bộ luật Lao động 2019.
  • Trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo điều 42 Bộ luật Lao động 2019.
  • Phương án sử dụng lao động theo điều 44 Bộ luật Lao động 2019.
  • Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
  • Thưởng
  • Nội quy lao động
  • Vụ việc tạm đình chỉ công việc theo khoản 1 điều 128 Bộ luật Lao động 2019.

Nội dung và nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc

Các nội dung lựa chọn là các nội dung được quy định tại khoản 2 điều 64 Bộ luật Lao động 2019.

Có thể nói, đối thoại tại nơi làm việc là một công cụ rất hữu hiệu để người lao động và người sử dụng lao động có thể trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc, từ đó giúp hài hòa mối quan hệ lao động, duy trì mối quan hệ này lâu dài và bền vững.

Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về Đối thoại tại nơi làm việc cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

Công ty Luật TNHH Apollo với đội ngũ Luật sư và Chuyên viên tư vấn giỏi, tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi luôn coi việc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng là sứ mệnh hành nghề Luật sư của của mình, đồng hành với thân chủ giải quyết triệt để mọi rủi ro pháp lý.

Apollo cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu, toàn diện cho cá nhân và doanh nghiệp, sự hài lòng của quý khách là niềm hân hạnh của Công ty chúng tôi!

Apollo

 Sáng tạo giá trị - Kiến tạo Bình an

Để lại Bình luận

Email của bạn sẽ được giữ kín, các thông tin cần điền sẽ đánh dấu *

Đánh giá*

Họ tên *

Email *

Bài viết liên quan

Chọn bài viết hiển thị
Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 11 Tháng Mười Một 2022

Nội Quy Lao Động - Quy Định Pháp Luật Hiện Hành - Luật Apollo
Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 11 Tháng Mười Một 2022

Sử Dụng Bằng Cấp Giả Khi Xin Việc Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Luật Apollo
Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 11 Tháng Mười Một 2022

Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Trái Pháp Luật - Luật Apollo
Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 11 Tháng Mười Một 2022

Giao Kết Hợp Đồng Lao Động - Quy Định Pháp Luật 2022 - Luật Apollo
Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo

Nguyễn Thị Bảo Ngọc

Thứ Sáu, 11 Tháng Mười Một 2022

Xử Lý Kỷ Luật Cách Chức - Luật Apollo
Tiêu đề
Chỉnh sửa ảnh liên kết